Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm có 3 khoản sau: Mức lương; Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia BHXH tại doanh nghiệp
Hiện nay, mức đóng vào quỹ BHXH bắt buộc sẽ do cả người sử dụng lao động và người lao động đóng. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Tngười lao động-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động Việt Nam cụ thể như sau:
Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%, tổng là 32%.
Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội thì tổng mức đóng là 31,8%, trong đó:
- Người sử dụng lao động
+ Mức đóng BHXH: Hưu trí 14%; ÔĐ-TS 3%; TNLĐ-BNN 0,3%
+ Mức đóng BHTN: 1%
+ Mức đóng BHYT: 3%
Tổng là 21,3%
- Người lao động đóng
- Mức đóng BHXH: Hưu trí 8%;
- Mức đóng BHTN: 1%
- Mức đóng BHYT: 3%
Tổng là 10,5%.
Mức đóng BHXH đối với các đối tượng thuộc khối nhà nước
Mức đóng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sẽ có mức đóng ổn định, không đổi so với năm 2021. Cụ thể mức đóng năm 2022 như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu từ 1/7/2022
Nghị định 38/2022/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng thêm 6% từ tháng 7/2022 ít nhiều cũng tác động đến mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng với mức tối thiểu. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc.
Điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức tiền lương tối thiểu hàng tháng đóng BHXH bắt buộc với từng nhóm đối tượng là người lao động như sau:
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng) do đó mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc là 29,8 triệu đồng/tháng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Sổ đỏ 50 năm hết hạn có bị thu hồi không?
-
6 trường hợp nghỉ hưu sớm vẫn được hưởng mức lương tối đa, người lao động nắm lấy để không bị thiệt
-
Người phụ nữ sinh 44 đứa con trong vòng 27 năm: 4 lần sinh đôi, 5 lần sinh 4
-
Tháng 10: Thêm 2 đối tượng nhận tiền trợ cấp xã hội, người dân nên biết để không thiệt thòi
-
Sang tên sổ đỏ cho con nên cho tặng hay thừa kế là tốt nhất: Cha mẹ cần nắm rõ