Đám cưới của Chí Anh và cô dâu Khánh Linh sẽ không có gì gây tranh cãi nếu như không lộ giá trị của chiếc áo dài dát vàng 6000 USD và chiếc xe hoa trị giá 7 tỷ. Nếu như chiếc Mercedes-Benz S500 có thể dễ dàng kiểm chứng thì với chiếc áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam lại là điều gây hoang mang dư luận?
Để tạo ra chiếc áo dài này, Đỗ Trịnh Hoài Nam đã phải huy động 30 người thợ làm việc liên tục trong 3 ngày. Theo nguồn tin ban đầu, chiếc áo dài này được thiết kế cách tân. Để tăng sự sang trọng và đặc biệt cho chiếc áo dài này, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã chọn họa tiết áo là những chữ song hỷ được cắt theo form chữ nhật và xếp đều trên thân áo. Đặc biệt hơn, những chữ song hỷ trên áo được tạo nên bởi vàng lá và dát trực tiếp trên thân áo bằng công nghệ cao. Với hơn 30 người thợ làm việc miệt mài trong 3 ngày, chiếc áo đặc biệt của chú rể Chí Anh đã hoàn thành. Theo tiết lộ từ nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, chiếc áo này có giá lên tới 6.000 USD.
Ngay khi thông tin này được đăng tải, đã có một số NTK áo dài khác lên tiếng cho rằng đây là 1 chiêu "PR tên tuổi". Một "luồng sóng" trái chiều bất ngờ "nổ ra" khi NTK Xuân Thu cho rằng, về kiểu dáng nhìn hơi giống với thiết kế của Sỹ Hoàng. Chữ in trên áo không có sự đầu tư về kỹ thuật. Thứ nữa, gọi là áo dài nhưng nhìn nó người ta không thấy sự thừa hưởng của chiếc áo dài dân tộc. "Ta" không rõ mà "Tây" cũng chưa tới.
Phản hồi lại "đàn chị", NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam khẳng định, anh không có lý do gì phải PR tên tuổi bằng chiếc áo dài này. Bản thân tôi đã khẳng định được khả năng của mình qua những bộ áo dài thiết kế cho các chính khách. Anh không hề thuê hay nhờ báo chí viết về sản phẩm của mình.
Nói về NTK Xuân Thu, Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, Xuân Thu từng học chung trường với anh, nhưng tuổi nghề còn ít hơn anh. Theo đánh giá của NTK này, người phụ nữ kia chưa ghi được dấu ấn gì với thời trang Việt nhưng lại rất hay lên tiếng chỉ trích.
Giải thích về chiếc áo đặc biệt của mình, Đỗ Trịnh Hoài Nam khẳng định chiếc áo đắt không phải vì số lượng vàng được dát trên thân áo. Với yêu cầu của Chí Anh là 1 chiếc áo vừa hiện đại, vừa truyền thống, anh đã thiết kế phần thân áo, tay áo theo form của áo vest. Phần tà áo, anh cắt xuông mềm mại theo phong cách của chiếc áo dài truyền thống.
Để tăng thêm độ sang trọng, độc đáo cho chiếc áo, anh quyết định dùng quỳ vàng mà chỉ Việt Nam mới có để cắt các chữ song hỷ theo form chữ nhật. Công nghệ để dát được quỳ vàng lên áo dài không có nhiều người làm được và cũng rất ít được ứng dụng. Để hoàn thành chiếc áo này, anh đã huy động 30 thợ làm trong vòng 3 ngày. Như vậy, riêng nhân công cho chiếc áo đã lên tới 90 công thợ.
Những chữ song hỷ đều được cắt thủ công một cách hết sức tỷ mỷ, kỹ lưỡng. Anh không hiểu Xuân Thu đòi hỏi như thế nào mới là "có đầu tư về mặt kỹ thuật". Hơn nữa, nếu anh làm cùng 1 lúc hàng nghìn chiếc áo như vậy, thì giá của nó sẽ chỉ còn 5- 6 triệu đồng/chiếc. Nhưng đây là áo được thiết kế riêng, đơn chiếc, không có chiếc thứ 2 nên giá của nó đương nhiên không thể giống như hàng sản xuất hàng loạt.
Chiếc áo của Chí Anh không chỉ đắt bởi sự công phu mà còn bởi ý nghĩa của nó. Anh đã đáp ứng được nhu cầu của Chí Anh là có 1 chiếc áo đủ sang, đủ đẹp và độc đáo để mặc trong 1 ngày trọng đại. Anh thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, việc anh bán nó với giá bao nhiêu là việc giữa anh và khách hàng. Chí Anh hài lòng với chiếc áo, đó mới là giá trị cao nhất của nó chứ không phải giá tiền.
Đỗ Trịnh Hoài Nam cũng khẳng định, với anh, mỗi chiếc áo làm ra đều để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, qua đó, mọi người sẽ hiểu và trân trọng giá trị của chiếc áo dài Việt Nam. Anh không phải là 1 NTK chỉ chăm chăm may áo để bán lấy tiền.
Tác giả: Phạm Kim Dung
-
11 xu hướng jeans được yêu thích của sao trong mùa Thu 2016
-
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh diện váy trắng "hờ hững" đi từ thiện
-
Sau "thiệt thòi" ở The Face, Lan Khuê ma mị đầy cuốn hút khoe lưng trần
-
Khánh My hở táo bạo, được đưa đón bằng siêu xe sau khi yêu lại đại gia
-
Tranh cãi với chiếc áo dài cưới dát vàng trị giá 6000 USD của Chí Anh