Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội, người ta liên tục chia sẻ các thông tin về trào lưu uống nước cốt chanh vào buổi sáng. Người thực hiện sẽ uống nước cốt chanh nguyên chất, không pha thêm nước lọc hay bất cứ thứ gì khác. Nhiều người uống cả ly nước cốt chanh đậm đặc. Những người theo đuổi trào lưu này cho rằng nước cốt chanh liều cao có thể thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, giúp trị viêm dạ dày, bảo vệ đường ruột, giảm viêm nhiễm phụ khoa, trị suy thận...
Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng?
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc uống nước cốt chanh liều cao như vậy gây ra không ít tác hại cho sức khỏe. Chia trẻ trên báo Thanh niên, bác sĩ chuyên khoa 1 Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, uống nước chanh đậm đặc vào buổi sáng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ gây hại cho cơ thể:
- Kích ứng dạ dày
Nước cốt chanh có tính axit. Tình trạng trào ngược axit hoặc viêm loét dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn uống loại nước này khi đói bụng.
- Gây hại men răng
Cũng chính tính axit của chanh sẽ làm hại men răng.
Men răng sẽ bị ăn mòn bởi nước cốt chanh. Khi đó, răng bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
- Không tốt với người bị sỏi thận oxalat
Axit citric trong chanh có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận. Tuy nhiên, chanh cũng chứa oxalat. Chất này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Sử dụng chanh với liều lượng có thể gây phản tác dụng với những người bị sỏi thận oxalat.
Trả lời trên báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Vi Thị Tươi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) cũng có quan điểm tương tự. Bác sĩ cho biết sử dụng nước chanh liều cao hằng ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với đường tiêu hóa, răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, việc sử dụng nước chanh đậm quá liều trong thời gian ngắn có thể khiến một số người có cơ địa nhạy cảm gặp các phản ứng bất lợi như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy... Uống nước chanh liều cao để thanh lọc cơ thể kết hợp với nhịn ăn có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải, tụt huyết áp...
Đặc biệt, việc nhỏ nước cốt chanh đậm đặc vào mắt để trị chắp, lẹo hay các bệnh về mắt khác là hành vi cực kỳ nguy hiểm. Nước chanh có thể làm bỏng giác mạc, kết mạc. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến người bệnh bị mất thị lực.
Lưu ý khi sử dụng nước chanh
Đối với nước chanh, bạn cần đảm bảo pha loãng với nước lọc trước sử dụng nhưng tuyệt đối không dùng thay thế hoàn toàn nước lọc. Nên dùng nước chanh sau bữa ăn.
Người có bệnh tiêu hóa, bệnh răng miệng hoặc đang dùng thuốc nếu có ý định sử dụng nước chanh thường xuyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Lượng nước chanh sử dụng cũng nên ở mức vừa phải. Một người lớn có thể dùng 1/2-1 quả chanh/ngày, tức khoảng 25-50ml nước cốt chanh. Phần nước cốt chanh này cần được pha loãng với khoảng 250-500ml nước lọc trước khi uống.
Có thể sử dụng ống hút để uống nước chanh. Ngoài ra, nên súc miệng bằng nước sạch sau khi uống nước chanh. Các cách này giúp hạn chế axit trong chanh tiếp xúc trực tiếp với men răng.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề "Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng?". Có thể thấy rằng uống nước chanh đậm đặc không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất bạn không nên tùy tiện áp dụng, theo đuổi các trào lưu không có cơ sở khoa học được chia sẻ trên mạng xã hội.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
10 dấu hiệu nhận biết K sớm: Có 1 cũng nên đi khám gấp, càng để lâu càng hối hận
-
5 loại cá giàu omega-3 lại ngọt thịt, ít xương dăm: Đi chợ gặp được phải mua luôn
-
9 trên 10 người đang bảo quản hành tây sai cách: Đây là lý do không nên để trong tủ lạnh
-
Ăn dưa cải muối chua thường xuyên có gây ung thư không? Sự thật được các nhà nghiên cứ tiết lộ
-
Giảm 50% nguy cơ bệnh gan: Chuyên gia tiết lộ bí quyết ăn uống đơn giản