Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu lạ trên cơ thể của bệnh nhân mắc Covid-19

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ và nhạy cảm là dấu hiệu của người nhiễm Covid-19.

Các bác sĩ đã ghi nhận ngày càng nhiều bệnh nhân  nhập viện với tình trạng giống như mắc bệnh liên quan tới động mạch. Tuy nhiên, sau đó, những người này lại có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV.

Vietnamnet đưa tin, các bác sĩ ghi nhận ngày cảng nhiều bệnh nhân nhập viện với tình trạng giống như mắc bệnh liên quan tới động mạch. Tuy nhiên, những người này lại có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Theo đó, bệnh động mạch là vấn đề phổ biến ở hệ tuần hoàn khi động mạch giảm lượng máu tới tay chân. Bên cạnh đó, bác sĩ còn ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 đã có triệu chứng "ngón chân". Từ hồi tháng 4, các nhân viên y tế ở Tây Ban Nha đã phát hiện ta hiện tượng này.

Các triệu chứng bất thường đó là sự thay đổi màu của da chân, tay sang màu đỏ hoặc tím. Sau đó, da có thể bị phồng rộp hoặc loét. Các khu vực bị tác động gồm đầu ngón tay, ngón chân và hai bên bàn chân. Lúc đó, bệnh nhân có cảm giác da nóng ran, ngứa ngáy.

Theo bác sĩ Leanne Atkin, cố vấn tại Bệnh viện Pinderfields (Anh), các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ có thể xuất hiện biểu hiện da phồng rộp.Ông cũng cho biết thêm, số lượng bệnh nhân bị ngứa ngáy da đang tăng lên với tốc độ đáng cảnh báo. Những người có dấu hiệu đó trông như thể bị cước tay chân.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, các triệu chứng cơ bản của virus nCoV là sốt, ho khan liên tục, mất khứu giác, vị giác.

Trong khi các chuyên gia đang cố tìm hiểu về loại virus này, các nhà khoa học nói còn có một số dấu hiệu cảnh báo Covid-19 khác. Một số bệnh nhân gặp vấn đề tiêu hóa, nhiều người bị nhức mỏi, đau đầu.

Hệ miễn dịch của mọi người vận hành khác nhau khiến nảy sinh thêm nhiều triệu chứng như cảm giác châm chích, chóng mặt, mắt đỏ hoặc hồng.

Các bệnh nhân cũng có thể trải qua cảm giác đau đớn, ngứa ngáy ở trên da.

Các triệu chứng như vậy cũng có thể thấy ở các bệnh nhân nhẹ đang bình phục. Bên cạnh đó, một số người còn có hiện tượng thiếu máu cục bộ ở chân tay. Khi đó, lượng máu cung cấp tới các mô bị hạn chế dẫn tới thiếu oxy. Nếu không kiểm soát được tình trạng này, bệnh nhân có thể phải cắt chi.

Theo số liệu thống kê Worldometer, tính đến 7 giờ sáng ngày 6/8, toàn cầu có 18.955.645 ca nhiễm Covid-19 trong đó 710.012 ca tử vong, 12.140.749 người hồi phục.

Tại Mỹ, theo thống kê của JHU, có ít nhất 4.785.528 trường hợp đã nhiễm Covid-19 ở Mỹ, trong đó có 157.186 người đã tử vong.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, ngày 4/8, ghi nhận thêm 27 ca nhiễm mới mà không có thêm ca tử vong nào. Đây được cho là dấu hiệu khả quan khi số ca nhiễm bệnh ở quốc gia này ngày càng giảm dần trong thời gian gần đây, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

Tính từ đầu dịch đến nay, Trung Quốc có 88.206 ca nhiễm, trong đó có 4.676 trường hợp tử vong, theo dữ liệu từ JHU.

Tác giả:

Tin nên đọc