Bé gái có kinh nguyệt lúc 18 tháng tuổi vì ăn "thuốc bổ" của mẹ
Thông thường, các bé gái dậy thì từ tầm 12-16 tuổi, còn bé trai khoảng 14-18 tuổi. Vậy mà giờ đây có rất nhiều trường hợp trẻ bị dậy thì sớm, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết đã có trường hợp em bé 18 tháng tuổi bị dậy thì sớm – đây cũng là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc phải chứng dậy thì sớm trong số những em bé từng điều trị tại bệnh viện.
Theo lời kể của gia đình, bé gái có kinh nguyệt lúc 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, người mẹ hoàn toàn không nghĩ đó là kinh nguyệt. Đưa con đi khám tại nhiều cơ sở y tế và gia đình nhận được chẩn đoán bé bị xuất huyết âm đạo, thậm chí có bác sĩ nghi ngờ bé bị xâm hại tình dục.
Tuy nhiên, đúng 1 tháng sau, thấy con lại chảy máu, người mẹ mới vội vàng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1 khám và phát hiện tình trạng dậy thì sớm. Bé được điều trị bằng thuốc ức chế cạnh tranh nhằm giảm sự tăng trưởng của hormone.
Trước đó, Lan Lan (gần 2 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc) có bộ ngực khủng do mẹ cho uống mật ong pha sữa ong chúa liên tục, hay bé trai 9 tuổi bỗng dưng có ham muốn như người lớn do được mẹ tẩm bổ bằng thực đơn “cung đình”. Đây đều là những trường hợp khiến mẹ giật mình thon thót vì tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
Bác sĩ Loan cho biết: “Hiện nay, 90% bé gái dậy thì sớm không xác định được nguyên nhân. 40% bé trai dậy thì sớm có nguyên đa phần là do khối u lành tính nằm ở vùng hạ đồi (não) tiết ra chất kích phát trục khiến đứa bé đi vào giai đoạn dậy thì. Nếu trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khi trưởng thành, đặc biệt là vấn đề tâm lý và những thay đổi trong thói quen sinh hoạt. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu tâm”.
Vạch mặt 6 thực phẩm khiến trẻ bị dậy thì sớm
Để hạn chế tình trạng trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ cần hạn chế cho con ăn những thực phẩm sau:
1. Thịt đỏ
Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã xem xét chế độ ăn uống của 456 trẻ em gái từ 5 đến 12 tuổi ở Colombia, trước khi các em dậy thì. Họ theo dõi những em này trong sáu năm, cho đến khi các em có kỳ kinh đầu tiên. Lượng thịt đỏ mà các em ăn được xếp từ ít hơn bốn lần mỗi tuần cho đến hai lần mỗi ngày. Các em ăn nhiều thịt đỏ nhất cũng bắt đầu kỳ kinh vào độ tuổi trung bình là 12 tuổi ba tháng, trong khi các em ăn ít hơn là 12 tuổi tám tháng. Các em ăn cá nhiều chất béo bắt đầu dậy thì vào khoảng 12 tuổi sáu tháng.
2. Thịt cổ gia cầm
Thịt vùng cổ của gà, vịt, ngan, ngỗng là thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ nhỏ và vị thành niên ăn.
Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều ăn thức ăn "tăng trọng" bằng thức ăn có chứa nhiều thuốc kích thích tăng trưởng. Mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.
Khi trẻ ăn nhiều phần đầu gia cầm vô tình ăn luôn cả chất kích thích khiến cho cơ thể trẻ cũng giống như được cho ăn thực phẩm "kích thích phát triển".
3. Rau củ trái mùa
Nhiều mẹ vì muốn đáp ứng sự đòi hỏi của con nên đã mua rau củ trái mùa cho bé ăn. Tuy nhiên, hầu hết những loại thực phẩm này đều được “thúc chín” bằng chất hóa học, những chất này sẽ để lại tồn dư trong rau củ, trẻ ăn vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm. Chưa hết, tất cả các loại rau củ quả quá tươi ngon so với bình thường cũng cần tránh cho trẻ ăn, bởi bất kỳ thực phẩm nào sử dụng chất kích thích đều là nguyên nhân khiến cho trẻ lớn trước tuổi.
4. Thực phẩm chiên, rán
Là lựa chọn hàng đầu của trẻ, bởi hương vị thơm ngon, giòn rụm. Tuy nhiên, các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi chất, trẻ ăn vào cơ thể sẽ mang theo và dung nạp các chất béo dư thừa. Chưa kể, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa, nếu trẻ được cha mẹ cho ăn những món này quá thường xuyên sẽ gây rối loạn nội tiết, dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm.
5. Các món nội tạng động vật
Khi bạn nấu các món ăn bổ dưỡng cho trẻ như món canh hay súp chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật phải đặc biệt lưu ý về số lượng, trọng lượng và chủng loại.
Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn "kích thích" phát triển ở mức độ cao.
Bát canh hay cháo đó chứa hormon tuyến giáp, tuyến sinh dục… sẽ được gửi nhanh vào cơ thể trẻ, tạo ra một liều thuốc thúc đẩy dậy thì sớm vô cùng nhanh chóng và không cần thiết.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm cho con để phòng và tránh những căn bệnh nguy hiểm.
6. Thực phẩm chức năng
Có nhiều phụ huynh "mù quáng" tin vào những lời quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ "cao lớn và mạnh mẽ" hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.
Điều này không phải là sai vì có những loại thực phẩm trẻ ăn vào "trông có vẻ" cao lớn hơn thật. Tuy nhiên, đáng tiếc là trẻ chỉ phát triển sớm hơn các bạn trong giai đoạn uống thuốc trước dậy thì, sau đó thì sẽ chững lại và không lớn nữa.
Điều này còn nguy hiểm hơn việc cứ để trẻ "bé một chút" nhưng phát triển tự nhiên. Đến tuổi trưởng thành bé sẽ cao lớn vạm vỡ mà không cần phải "thúc" bằng thuốc.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Mẹ bầu có thói quen xoa bụng: Tưởng yêu con nhưng lại hại thế này, 10 người thì 9 người mắc cần bỏ ngay
-
Bầu 6 tháng mất con oan ức, không ngờ “thủ phạm" nằm ngay trong tủ lạnh
-
Trẻ sẽ có nguy cơ TÂM THẦN nếu bị cha mẹ đánh mắng, hối hận cũng đã muộn màng
-
MÂM CƠM của cô vợ đảm "LÀM BÃO DÂN CƯ MẠNG" với công thức dễ dàng khiến ai cũng TRẦM TRỒ
-
Thương vợ VƯỢT CẠN ĐAU ĐỚN, ca sĩ Lâm Chấn Huy đã làm điều này chuẩn "ông bố vạn người mê"