Ngày nay, khi nghe tới từ kỹ nữ, nhiều người thường nghĩ tới những cô gái “bán trôn nuôi miệng” trong chốn lầu xanh nhơ nhớp với sự miệt thị. Thực tế, thời xưa, kỹ nữ cũng là một nghề, bình đẳng như nhiều nghề khác và họ được đào tạo một cách bài bản từ cầm, kỳ, thi, họa cho tới kỹ nghệ tính dục. Chính vì vậy, không ít kỹ nữ có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt là sự phát triển của văn hóa tính dục của loài người…
Các kỹ viện ở Trung Quốc ban đầu vốn bắt nguồn từ một nhu cầu chính trị chứ không phải là để đáp ứng các nhu cầu sinh lý. Thời bấy giờ, Thái tử Đan của nước Yên vì muốn thu thập nhân tài để tiêu diệt Tần Thủy Hoàng nên đã tuyển rất nhiều mỹ nữ tới làm việc tại một lữ quán, chuyên làm công việc phục vụ các du khách nhằm giữ chân họ.
Những quán trọ do Thái tử Đan mở ra chính là mô hình đầu tiên của các kỹ viện ở Trung Quốc sau này. Tới thời nhà Nguyên, các kỹ viện ở các thành thị lớn của Trung Quốc phát triển ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, thời bấy giờ, các kỹ viện lại giống như một trung tâm sinh hoạt văn hóa dành cho các văn nhân mặc khách.
Tới thời nhà Minh, do triều đình tuyển chọn rất nhiều các mỹ nữ có tài đàn hát đưa vào cung phục vụ, những người còn lại vì miếng cơm manh áo mới hợp thành một loại với các nhà thổ vốn chuyện phục vụ chuyện thể xác và trở thành khái niệm kỹ viện như ngày nay người ta vẫn hiểu.
Cũng chính vì xuất thân từ các nghệ nhân, các cô kỹ nữ luôn là những người được đào tạo một cách rất bài bản từ cầm, kỳ, thi, họa cho tới cả cách làm sao để giữ chân được khách hàng. Nhiều ghi chép nói rằng, giới kỹ nữ Trung Quốc xưa thường truyền tai nhau về 9 chiêu để lôi kéo khách hàng, được gọi là “Cửu tuyệt”, bao gồm: Bấm, đánh, véo, đấm, cắn, khóc, chết, hoàn lương và chạy trốn.
Bí mật ở vùng eo
Một danh sĩ thời Tống là Khấu Chuẩn từng than thở rằng: “Già rồi cảm thấy eo rất nặng nề, biếng nhác, chỉ muốn gối lên gối ngọc mà thôi”. Câu nói này của Khấu Chuẩn đã tiết lộ bí mật của rất nhiều người đàn ông thời đó: Bí mật của vùng eo.
Người ta nói rằng, thời bấy giờ, có một kỹ nữ tên là Hương Lan dường như nắm được bí mật này của đàn ông. Vì vậy, mỗi khi tiếp khách, Hương Lan lại “thi triển công phu” của mình ở vùng eo của họ: “Mỗi khi ngón tay của Hương Lan lướt qua (vùng eo), khách lại như hóa điên hóa dại”.
Nhờ ngón nghề này, công việc làm ăn của Hương Lan vô cùng phát đạt. Sách “Võ Lâm cựu sự” có chép, tới tận khi Hương Lan đã bước sang tuổi 40, khách vẫn nườm nượp tìm tới để thưởng thức tuyệt chiêu “khiêu khích vùng eo” của cô.
Trên thực tế, từ góc độ tính dục học hiện đại, dễ thấy rằng xương khung chậu dưới rốn của người đàn ông có rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Chúng có mối liên kết kích thích rất bất thường với não bộ. Vì vậy, cô kỹ nữ Hương Lan chỉ cần dùng tay khêu gợi vào đúng chỗ này sẽ khiến những người đàn ông hưng phấn tới mức không thể kiềm chế được nữa.
4 kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc
Tiết Đào
Để nói đến những kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, tất nhiên phải nhắc đến Tiết Đào - một ca nữ nổi tiếng của đời nhà Đường, trong giai đoạn về sau của cuộc đời, bà trở thành một nữ đạo sĩ, nhưng chủ yếu, sinh thời, Tiết Đào được biết đến là một nữ thi kỹ.
Lý Sư Sư
Lý Sư Sư là một nhân vật sống vào thời Bắc Tống, nàng vốn họ Vương, sinh ra thì mẹ mất không lâu sau đó, cha nàng chỉ dùng sữa đậu nành nuôi nàng đến năm 4 tuổi rồi cũng qua đời, Lý Sư Sư được một nhà trong vùng nhận nuôi, từ ấy mới mang họ Lý.
Lương Hồng Ngọc
Lương Hồng Ngọc là vợ của tướng quân Hàn Thế Trung đời Nam Tống, không rõ năm sinh. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, phải bán mình làm kỹ nữ. Nói đến Lương Hồng Ngọc, bà không những nổi tiếng vì là mẹ hiền vợ thảo, mà còn là một chiến lược gia tài năng. Không ít lần, bà đã giúp Hàn Thế Trung đánh trận giành thắng lợi.
Liễu Như Thị
Liễu Như Thị sống vào đời nhà Minh, nàng là một trong tám danh kỹ lừng danh Trung Quốc, nổi tiếng khắp Nam Kinh với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cầm kỳ thi họa lại đều vô cùng tinh thông.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang