Ngày 12/1, một người dân ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc cũng cấp cho báo chí nước này đoạn clip dài hơn 1 phút với những hình ảnh người phụ nữ bạo hành học sinh khuyết tật.
Trong đoạn clip ghi lại hình ảnh người phụ nữ kéo lê đứa trẻ trên nền nhà, giơ tay đánh đập rồi liên tục đạp vào người bé. Phía kế bên là những đứa trẻ bên cạnh chỉ biết sợ sệt nhìn bạn mình khóc lăn trên mặt đất.
Được biết, sự việc trong đoạn clip ghi lại vào thời điểm 12h38 phút ngày 27/9/2016 tại một lớp học ở trường mầm non Haitun (Cá heo) thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Tờ báo trên cho biết, người trong clip là cô giáo Trương, cô nói: "Cô Trương hơn 30 tuổi, bản thân cũng là một người mẹ. Làm sao cô ta có thể đối xử với một đứa trẻ tàn nhẫn như vậy chứ?".
Người quay clip nói thêm: "Đứa bé bị đánh thuộc diện học sinh nội trú, không thể gặp bố mẹ thường xuyên được. Việc ăn, ngủ, học, chơi của bé đều nhờ cả vào cô giáo. Nếu như không phải được chứng kiến tận mắt thì phụ huynh cũng chẳng bao giờ tin được con mình lại bị đánh chửi đến mức này".
Sau đó, khoảng 14h ngày 12/1/2017, phóng viên tờ báo này đã tìm đến trường mầm non Haitun. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, cổng trường bị khóa, một người nhân viên nhà bếp của trường cho biết: "Hiệu trưởng đi công tác rồi, không biết hôm nay đã về chưa. 2 hôm nay cũng không có nhiều giáo viên đến trường đâu. Cô giáo Trương 2 hôm nay cũng không đi làm".
Hiện ở trường chỉ còn lại 2 em học sinh và sự việc cần đợi hiệu trưởng đi công tác về để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, sau ngày mai nhà trường sẽ bắt đầu đợt nghỉ lễ nên học sinh cũng sẽ về hết, chẳng còn ai ở lại trường.
Sau một hồi thuyết phục, nhóm phóng viên cũng được phép vào trong và có thể khẳng định hình ảnh trong clip với khung cảnh lớp học thực tế hoàn toàn khớp nhau. Hỏi về chuyện "Cô giáo Trương đánh học sinh", nhân viên nhà bếp nói rằng chị không biết gì: "Hiệu trưởng và giáo viên vắng mặt, tôi chỉ tạm thời thay họ trông trẻ thôi chứ bình thường tôi không biết gì cả".
Được biết, trường mầm non này chủ yếu tiếp nhận trẻ em khuyết tật, nhân viên nhà bếp cho biết: "Bọn trẻ phần lớn đều không nghe thấy gì cả nên rất nghịch, không nghe giáo viên".
Người đã quay clip này cho biết thêm: "Tôi cũng từng là giáo viên của trường mầm non này. Hiệu trưởng từng vừa gõ bút vào đầu vừa chửi tôi là ăn nói quá bẩn thỉu, nên học cách ngậm miệng lại khiến tôi rất tổn thương.
Phần lớn giáo viên tại đây không làm được lâu vì hay bị phạt tiền. Giáo viên có cả nhiềm vụ tuyển sinh, tuyển sinh được thì được thưởng mà không thì bị phạt. Học sinh của trường thì càng ngày càng ít".
Ngày hôm qua, đại diện phía nhà trường đã lên tiếng thừa nhận sự việc trong clip đúng là có xảy ra, giáo viên Trương cũng đã bị sa thải.
Trên trang mạng tuyển dụng cũng từng có một bài đăng của trường mầm non Haitun, cụ thể: "Đó là nơi chủ yếu dạy dỗ và giúp đỡ các em nhỏ câm điếc hồi phục sức khỏe.
Trong nhiều năm, trường đã giúp đỡ nhiều em gặp khó khăn về nghe nói có thể giao tiếp bình thường với mọi người, giúp các em phát triển trí tuệ và hòa nhập với cuộc sống".
Trước đó cũng từng xảy ra vụ bạo hành trẻ em nhiễm HIV ngay trong bữa ăn tại một Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em tại TP.HCM chấn động dư luận.
Sự việc được báo Tuổi trẻ đăng tải với nội dung bảo mẫu bạo hành trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM).
Cụ thể, sáng 23/1, bảo mẫu tên L. lần lượt đút cháo cho C.T. và M.. Khi bà L. định đút cháo cho C.T. thì buông muỗng tát vô má của bé M. đang ngồi bên cạnh. Khi bị nhồi muỗng cháo đầy vào miệng, bé C.T. nuốt không hết liền bị bà đánh vô trán.
Bà liên tục đút cháo cho bé M., mỗi muỗng cháo bà này thường nhồi liên tục 3-5 lần vào miệng bé M.. Sau khi cho ăn, bà L. cho hai bé gái này uống nước bằng cách dùng tay ấn đầu ngửa ra đằng sau rồi đổ nước vào miệng.
Sáng 25/2, bảo mẫu tên C. một tay giữ đầu bé trai tên T., tay còn lại đút thức ăn. Do T. không chịu nuốt thức ăn, bà C. tát vào mặt bé. Sau đó, bà C. dùng tay đánh một bé trai khác rồi quay sang cho C.T. và M. ăn. C.T. chưa kịp nuốt muỗng cháo thì bị bà C. dùng tay đập một cái vô đầu rồi quay qua chỉ vào mặt một bé trai khác bắt bé trai này đứng ăn.
Cùng thời điểm trên, bảo mẫu tên Q. cho bé gái tên T. (khoảng 3 tuổi) ăn khi bé đang ngồi dưới đất. Bé T. khóc không chịu ăn thì bà Q. quát lớn, dùng tay đánh vào đầu. Bé T. nằm lăn trên nền gạch tiếp tục khóc thì bà Q. lấy dép giơ lên dọa đánh hai lần sau đó vụt vào chân bé này bốn cái khiến bé khóc ré lên định chạy thì bà túm áo giữ lại rồi dùng hai tay siết tay, hai chân kẹp T..
Bé gái vùng vẫy, bà Q. ghì chặt lại rồi tát vào mặt. Bà nắm hai tay giật nhiều lần sau đó buông tay ra khiến bé ngã lăn xuống nền gạch.
Sáng 5/3, bà T.T. giữ đầu cho bé T. ngẩng mặt lên, liên tục rót sữa vào miệng. Tiếp đến, bà này chồm người vả một cái vào mặt một bé trai khác rồi tiếp tục vả ngược lại bằng mu bàn tay làm bé này khóc thét.
Bác sĩ Đào Thị Huê - Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân - cho biết trung tâm hiện có 120 trẻ, trong đó khoa măng non có 22 trẻ hiễm HIV độ tuổi 3-6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn.
Theo bà Huê, Ban Giám đốc trung tâm thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn do các bé này thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn. Các bảo mẫu tại trung tâm thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền.
Bà Huê cho biết thời gian qua trung tâm chưa ghi nhận được tình trạng bảo mẫu đánh trẻ. Ban giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định trước thông tin của về vụ bạo hành trẻ em mới đăng.
Tác giả: Nguyễn Tài Tiến
-
Tuổi Quý Sửu năm Đinh Dậu 2017: Chọn người xông đất, mở hàng cho gia chủ tuổi Quý Sửu
-
NÓNG: Sập cầu Cái Trăng, tất cả người và xe rơi tự do, 2 bé nhỏ phải cấp cứu gấp
-
Dự báo thời tiết 14/01: Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, nhiệt độ giảm sâu.
-
Bé Yến Nhi 14 tháng tuổi nặng 3,5kg: Tin MỚI NHẤT về bệnh tình của bé, mẹ nuôi đau buồn, lo lắng "cầu cứu"
-
Tin mới nhất: Hiện trường vụ sà lan đâm sập cầu ở Cà Mau