Vì sao nên trồng cây Đinh Lăng trước cửa nhà?
Về phong thủy, cây đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà. Từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.
Nhìn chung bạn hoàn toàn có thể trồng cây đinh lăng trong nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một chút nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt.
Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn… vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.
Trường hợp bạn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ, cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ.
Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.
Mặc dù trồng cây đinh lăng trước nhà rất tốt nhưng khi trồng bạn tuyệt đối không được trồng chắn ngay lối đi hay mặt tiền của ngôi nhà. Theo phong thủy đây là nơi thu hút vượng khí vào nhà, cần nhiều sự thông thoáng. Do đó, khi trồng nên trồng chếch sang một bên.
Về mặt thẩm mỹ, hiện nay có rất nhiều chậu đinh lăng được tạo dáng bonsai, cây được uốn với hình dáng đẹp mắt. Khi bày trí trong phòng khách sẽ khiến không gian thêm tươi mới, đẹp mắt và sang trọng hơn.
Tác dụng trong ẩm thực
Trong y học ngoài là một vị thuốc, cây đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực, nó là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta. Có thể ăn sống lá đinh lăng kèm với một số món ăn khác.
Đinh lăng kho với cá cũng là một món ngon dân dã, bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng được dùng làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Các nhà khoa học đã có nghiên cứu cho thấy được tính ưu việt để chữa nhiều bệnh khác nhau của cây đinh lăng. Đinh lăng có thể coi là nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận của cây từ thân, lá, cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh.
Lá đinh lăng có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, chống mẩn ngứa, đắp mụn nhọt, chống dị ứng. Thân cây có thể dùng để chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau xương, đau khớp, thấp khớp của người già. Rế đinh lăng là một vị thuốc quý như nhân sâm.a
Tác giả: Thạch Thảo
-
Sạc pin điện thoại làm thêm bước này: Sạc đầy nhanh, không lo nóng máy, hại pin
-
Người xưa trồng cây hoa hòe để may mắn, tài lộc: Theo phong thủy có nên trồng cây hoa hòe trước nhà không?
-
Tăng tài lộc, thu hút may mắn với 7 loại mèo Thần Tài
-
Đàn ông sở hữu 1 trong 3 nét tướng này đen đủi đủ đường: Dù tài ba tới mấy cũng khó thoát nghèo
-
Vì sao: “Cổng chính xuyên qua đại sảnh, lộc chẳng đến tay, phúc ngày càng cạn”?