Cổ nhân dạy: "7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà", ý nghĩa thực sự là gì?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng câu nói này có nghĩa là không ra khỏi cửa vào mùng 7, không trở về nhà vào mùng 8. Nhưng sự thật không hẳn đã là như vậy.

Ai cũng biết, thời gian là tuyến tính, đã trôi đi là không trở lại. Dù vui vẻ hay đau buồn thì thời gian trôi đi, mọi thứ cũng chìm sao dĩ vãng. Người xưa có câu: "7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà". Vậy ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì?

Rất nhiều người giải thích rằng, câu nói này ám chỉ: Vào ngày mùng 7 âm lịch là ngày xấu, chớ nên ra khỏi nhà. Ngày mùng 8 cũng không nên trở về nhà. Nhiều người còn cho rằng những ngày 17, 18, 27, 28 âm lịch cũng là ngày không nên đi, không nên về.  Tuy nhiên, cũng có một số người chỉ trích đây là quan niệm mê tín dị đoan, là một quan niệm cổ hủ do tổ tiên truyền lại. Thế nhưng thực tế, tất cả các các giải thích trên đều không đúng.

Ý nghĩa thực sự của câu: "7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà"

Ý nghĩa của câu “7 không ra khỏi cửa” tức là nếu chưa làm xong 7 việc thì không nên ra khỏi cửa. Bảy việc này chính là Sài (củi), mễ (gạo), du (dầu), diêm (muối), tương, thố (giấm), trà. Thời xưa, phụ nữ rất ít ra khỏi nhà. Trong khi người đàn ông lại là trụ cột gia đình. Vì vậy, trước khi ra khỏi nhà, người đàn ông và người phụ nữ cần phải sắp xếp ổn thỏa nhu cầu trong cuộc sống mọi người trong gia đình. Có như vậy thì họ mới có thể yên tâm ra khỏi nhà.

“8 không trở về nhà” có nghĩa là sau khi ra khỏi cửa mỗi người cần hoàn thành 8 việc mới có thể trở về nhà. 8 việc rất quan trọng đó chính là: Hiếu, đễ (hữu ái), trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Đây cũng là tám quy tắc đạo đức cơ bản của người xưa, nếu như vi phạm bất cứ quy tắc nào cũng có lỗi với tổ tiên, cũng không còn mặt mũi nào gặp người nhà. Bên cạnh đó, 8 đức tính “Hiếu, đễ (hữu ái), trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ” là mỹ đức truyền thống và có lẽ cũng ăn sâu vào cốt tủy của mỗi người.

Như vậy, câu nói “Thất bất xuất, Bát bất quy” hay ‘7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà’ không phải là điều mê tín, mà chính là một quy phạm đạo đức mà người xưa truyền lại cho con cháu.

Có thể nói, văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm, mỗi câu nói được lưu truyền đều mang hàm nghĩa sâu xa và nội hàm sâu sắc. Chính vì thế, những câu nói này xứng đáng được giữ gìn và lưu truyền cho những thế hệ mai sau.

Tác giả: Quỳnh Trang