Xưa kia, ở nông thôn có một bà mẹ nửa chữ bẻ đôi cũng không biết có nuôi một con chó nhỏ. Con chó này rất thông minh, có khả năng dẫn dắt những chú chó khác trong xóm và canh giữ nhà rất tốt. Khi mọi người hỏi bí quyết, người phụ nữ “thất học” đã nói ra một câu vô cùng phổ biến rằng: “Đừng gọi chó khi no”. Câu nói tuy đơn giản nhưng khiến nhiều người trong xóm phải suy ngẫm. Nó thể hiện vấn đề hàng ngày mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của câu nói này.
Tại sao nói “Đừng gọi chó khi no”?
Vào thời cổ đại, cuộc sống của người dân còn rất khó khăn, bữa đói bữa no, làm việc nai lưng mà vẫn không đủ lương thực mà ăn. Đương nhiên, người còn ăn không đủ thì lấy đâu ra đồ ăn ngon mà cho vật nuôi trong nhà.
Thời đó, chó được nuôi trong nhà với mục đích trông nhà hoặc giúp gia chủ kiếm sống bằng cách tự săn bắt. Theo người xưa, khi chó ăn no, con vật sẽ trở nên lười vận động. Dù người chủ có la hét thế nào con vật cũng chỉ nằm im một chỗ mà thôi. Vì thế, chỉ có con chó được nuôi trong tình trạng không ăn được ăn no mới tuân theo lệnh của chủ.
Do đó, khi nuôi chó, họ cũng chỉ cho con vật ăn no một nửa mà thôi. Nếu không, nó sẽ chỉ biết ăn no rồi ngủ, trộm vào nhà cũng không biết gì, không mang lại may mắn cho chủ nhân.
“Đừng quá tốt với người”
Vế sau “Đừng gọi chó khi no”chính là “Đừng quá tốt với người”. Hai vế khi kết hợp với nhau chính là hiện thân của tư tưởng trọn vẹn. Trong đó, nửa câu sau phản ánh một cách chân thực, khôn ngoan của người xưa về việc đối nhân xử thế. Lòng người khó đoán, biết người biết mặt nhưng không thể biết lòng, việc đối xử quá thật thà và quá tốt với người khác nhiều khi mang đến rắc rối cho bản thân.
Không phải ai ở xã hội ngoài kia cũng là kẻ xấu nhưng vẫn phải đề phòng kẻ xấu hãm hại mình. Đối nhân xử thế bên ngoài nên có chừng mực, đừng moi hết ruột gan của mình ra cho người ta, đến khi bị lừa mới “ngã ngửa” thì đã quá muộn.
Sống ở đời, giúp đỡ người khác là một đức tính tốt.Tuy nhiên, đừng sống quá tốt, cũng đừng quá rộng rãi…vì không phải ai cũng trân trọng sự chân thành của bạn. Nếu cứ sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, không cẩn thận bản thân lại bị vu cáo là thủ phạm. Bạn luôn mong muốn giúp đỡ mọi người ở nơi làm việc, bạn sẽ khiến người ta cảm thấy đó là điều nên làm. Chuyện không muốn làm có thể từ chối, việc không làm được thì đừng miễn cưỡng, lời nói không thích cứ vờ không nghe. Cuộc sống của ta không phải dùng để lấy lòng người khác, mà là cần đối xử tử tế với chính mình. Nếu một ngày bạn bận rộn mà từ chối, mọi người sẽ khó chịu, đâm ra đặt điều với bạn.
Những điều chân thành từ tấm lòng của bạn không phải ai cũng xứng đáng để nhận. Hãy biết chọn lựa để bản thân không phải hối tiếc những gì bạn đã “cho đi”. Có thể bạn cần cân nhắc lại về việc “cho đi” đối với những người thật sự xứng đáng hơn. Thanh xuân có hạn, tuổi trẻ có hạn, đừng mai lo cho người khác, bận tâm vì người khác mà đánh mất đi khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của mình.
Từ câu nói “Đừng gọi chó khi no, đừng quá tốt với người” của cổ nhân, chúng ta thấy được nhiều kinh nghiệm sống của người xưa vẫn giữ nguyên được giá trị, xứng đáng để con cháu học hỏi và làm theo.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dạy "Đầu giường không quay 4 hướng không rước tai họa cũng nợ nần" con cháu cứ theo đó mà làm
-
Các cụ nói rồi 'Đàn ông xem mũi, đàn bà xem miệng': Người giàu sang phú quý có những đặc điểm sau
-
Các cụ giữ lại 4 thứ này, con cháu đời đời có phúc có phần, vinh hoa phú quý hưởng 5 đời không hết
-
Các cụ nói: 'Muốn biết lòng người nông hay sâu, chỉ cần nhìn vào 3 thứ này là rõ'
-
Các cụ nói: 'Kẻ giả tạo thường có 6 dấu hiệu đặc trưng, tiếp xúc là nhận ra ngay'