Cổ nhân dạy: Ở đời ‘3 chuyện không hỏi, 5 điều không nói’, người thông minh càng phải thuộc lòng: Đó là điều gì?

( PHUNUTODAY ) - Nếu là một người thông minh thì bạn nên biết cách buông bỏ, hỉ xả, đừng để tâm mình vướng bận bởi những vấn đề cỏn con không đáng trong cuộc sống.

3 không hỏi

Không liên quan đến bạn, đừng hỏi

Thường trong một cuộc trò chuyện, nếu một người gặp phải một câu hỏi “khó”, chắc chắn họ sẽ tìm cách chuyển chủ đề. Người khôn ngoan thường sẽ tinh ý nhận ra được điều đó và cùng hợp tác để cho qua câu chuyện.

Tuy nhiên có một số người không biết giữ ý tứ mà hỏi vồ vập, khiến người đối diện rơi vào trạng thái khó xử, không thoải mái. Đừng hỏi những điều người khác không muốn chia sẻ, đó là cách làm của người thông minh. Biết quá nhiều điều về người khác không phải là điều tốt, hãy nhớ lấy điều này để trở thành một con người văn minh, lịch sự.

Tương lai bất định, không hỏi

Người Trung Quốc có câu nói “muộn thanh phát đại tài”, ý muốn nói, đôi khi, im lặng, không khoa trương là một cách để bảo vệ lợi ích của bản thân, đối với những việc chưa biết trong tương lai, tốt nhất đừng nên hỏi đông hỏi tây, cứ tiếp tục âm thầm nỗ lực là được.

Chẳng ai có thể nắm bắt được tương lai, thứ chúng ta có thể làm tốt chính là nắm chắc hiện tại. Đối với những chuyện chưa xảy ra, vội vàng thăm dò, nghe ngóng ngược lại sẽ chỉ khiến mình thêm hoang mang, tâm trạng bị nhiễu loạn, làm việc không thể chuyên tâm, hiện tại không thể chuyên tâm nỗ lực, tương lai vĩnh viễn sẽ chỉ là ảo tưởng.

Truy cứu tới cùng, không hỏi

Trong học tập, hỏi tới cùng là rất tốt, nhưng trong cuộc sống, truy cứu tới cùng ngược lại sẽ làm tổn thương tình cảm. “Nước trong không có cá, người quá tò mò không ai chơi”, đào tới tận gốc rễ vấn đề, đào càng sâu, vết thương càng lớn.

Hồ đồ là một môn học, đôi khi, giả ngốc, mắt nhắm mắt mở ngược lại lại là một sự bảo vệ. Đối với những việc người khác không muốn bạn biết, vậy thì đừng hỏi tới cùng, cứ nhất thiết phải làm rõ trắng đen mới thôi.

Thế giới không phải trắng đen rõ ràng, giữa trắng và đen còn tồn tại một mảng màu xám. Bất luận là bạn bè hay người yêu, bất luận là cha mẹ hay con cái, ai cũng đều cần có một không gian hít thở riêng, cũng có những bí mật, cảm xύc không thể nói ra, bạn hiểu là được rồi.

5 không nói

Lời vô nghĩa

Lời nói tuy không sắc nhọn nhưng vẫn có thể giếᴛ ᴄɦết một con người. Người thông minh không nói những điều vô ích, cũng chẳng quan tâm mấy lời vô nghĩa. Lúc rảnh rỗi chi bằng nhìn lại bản thân nhiều hơn, mấy lời nói vô nghĩa chỉ càng làm tốn thời gian.

Lãng phí thời gian là một hành động tự sát chậm rãi, lãng phí thời gian của người khác lại là mưu tài hại mệnɦ họ. Người thông minh là những người điều khiển thời gian, mỗi giây mỗi phút, mỗi lời nói ra đều là vàng ngọc, không nói những lời vớ vẩn không đâu.

Điều thầm kín trong lòng

Bên cạnh những điều "4 không nói" như trên thì cổ nhân cũng dạy rằng đừng bao giờ thốt lên tất thảy những thứ được xem là tiếng lòng của chính mình cho người khác biết. Bởi, dẫu có thân cách mấy thì cũng đừng "móc cả trái tim" mình ra cho người khác xem. Ông bà xưa thường nói: "Biết người, biết mặt nhưng không thể biết lòng", vậy nên, tốt nhất là đừng mang tất cả những "bí mật trong lòng" của mình ra và tiết lộ cho người khác. Những lời ẩn sâu tận đáy lòng mình chỉ nên chia sẻ với những ai thực sự hiểu và muốn hiểu thôi.

Lời ca thán

Có một sự thật hiển nhiên là những kẻ luôn tỏ thái độ không hài lòng với cuộc sống, liên tục phàn nàn về số phận, về hoàn cảnh... thường không có lấy một người bạn. Vì khi họ phàn nàn quá nhiều, những người xung quanh đều cảm thấy khó chịu, phiền hà, mệt mỏi.

Nhớ rằng, phàn nàn là điều vô ích, nó chỉ khiến bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Người khôn ngoan họ sẽ chọn cách nhìn nhận mọi thứ với cái nhìn cởi mở, tích cực thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận.

Lời giả dối

Giả không bao giờ có thể thành thật, dù có mỹ hóa tới đâu, lời nói giả dối rồi cũng sẽ có ngày bị xuyên thủng, cũng giống như bong bóng, dù dưới ánh mặt trời có đẹp đẽ tới đâu, rồi cũng sẽ bị nổ.

Người thông minh không nói lời giả tạo. Bạn nói một lời giả dối, phải dùng hàng trăm ngàn sự ngụy biện khác để "nặn tròn" nó, khiến nó trở nên hoàn hảo, cũng giống như lăn quả cầu tuyết vậy, càng lăn càng to, cuối cùng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Một lần bạn nói dối là một lần bạn để lại cho người khác một cái mác không đáng tin, mác gắn lên không dễ, tháo xuống lại càng khó.

Lời khoác lác

Người thông minh trước giờ không khoác lác, huênh hoang, không "chém gió". Họ không bao giờ tùy tiện hứa với người khác việc gì nằm ngoài khả năng của mình.

Chỉ người thông minh thực sự mới không để ý tới sĩ diện, không cần phải dùng sự khoác lác để lấp đầy sự hư vinh, sĩ diện hão của mình.

Ông bà ta thường bảo: "Chúng ta chỉ mất 3 năm để tập nói, nhưng phải mất cả cuộc đời mình chỉ để học cách im lặng". Vậy nên, không phải việc gì cũng có thể nói, và cũng không phải việc gì cũng tò mò muốn hỏi và truy vấn đến cùng. Đôi khi, biết im lặng đúng lúc cũng là một cách giúp cuộc sống của mình thêm thanh thản, hạnh phúc và bình yên hơn.

Tác giả: Vũ Ngọc