Theo nhiều người, “Đạo Đức Kinh” rất khô khan và tối nghĩa, nó đơn giản chỉ là việc nghiên cứu của các học giả, doanh nhân và xa vời với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, nếu ngẫm nghĩ một cách sâu sắc hơn, “Đạo Đức Kinh” lại tồn tại trong mọi khía cạnh cuộc sống, có liên quan mật thiết với con người. Trong đó, quan niệm “vì bụng không vì mắt” cho chúng ta biết cách làm thế nào để cuộc sống ngày càng giàu có và mạnh mẽ hơn, rất đáng để học hỏi và áp dụng.
Bụng và mắt trong quan niệm “vì bụng không vì mắt”
Trong câu nói “Thánh nhân vì bụng không vì mắt” thì bụng và mắt ở đây đều mang nghĩa bóng. Theo đó, bụng là chỉ những thứ bên trong con người, mắt là chỉ những thứ bên ngoài.
Trong “Đạo Đức Kinh” có nói: “Năm màu khiến con người mù mắt. Năm giọng khiến con người điếc tai. Năm mùi khiến người ta tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải khó được, khiến người bị tai hại. Bởi vậy, thánh nhân vì bụng không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này”. Tức là, màu sắc rực rỡ và sặc sỡ khiến người ta lóa mắt; giai điệu phức tạp trộn lẫn với nhau sẽ khiến người ta điếc tai; thức ăn đậm đà hương vị khiến người ta thoái hóa vị giác; ham mê săn bắn khiến người ta cảm thấy hưng phấn; vật quý dễ khiến người ta đánh mất đạo đức làm người.
Thật vậy, cứ tưởng tượng mà xem, nhìn một bông hồng đỏ rực có khiến ta nóng lòng hay không; nhìn một mảng trời xanh có thấy xao động hay không. Tuy nhiên, nếu như kết hợp đỏ, vàng và lam, khi nhiều màu sắc đặt cạnh nhau sẽ không đẹp mà xấu, khiến người ta mất hứng thú thưởng thức.
Đừng nghĩ đồ ngọt đậm đà là tốt, ăn nhiều sẽ thấy ngán ở đầu lưỡi, không ngon bằng một số đồ nhạt. Khi nhìn thấy những món đồ đắt tiền như nữ trang, kim cương… con người dễ dàng nảy sinh tâm lý muốn sở hữu; cuối cùng lại mất đi sự chính trực của bản thân, chưa kể việc sở hữu nhiều vật có giá trị sẽ gây nguy hiểm cho bản thân.
Trong “Đạo Đức Kinh”, điều này có nghĩa là không nên theo đuổi quá mức những thứ vật chất hào nhoáng ở bên ngoài. Những thứ này chỉ để đảm bảo cho việc duy trì sự sống bên ngoài; thay vì tìm đến những cái xa xỉ và đắt đỏ, mỗi người chỉ cần công dụng của chúng là được. Một cái giường dù đắt đến mấy cũng chỉ dùng để ngủ mà thôi, bữa ăn dù có sang trọng đến đâu cũng chỉ để no bụng. Thế nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều người lại không thể thấy rõ được sự thật này, thường xuyên theo đuổi những thứ bên ngoài một cách vô độ, cuối cùng lại khiến bản thân ngày càng mệt mỏi và kiệt sức.
Bài học cuộc sống
Theo đuổi quyền lực một cách không kiềm chế sẽ nhận lại kết đắng, sắc và dục vọng có thể đi đôi với bệnh tật. Lão Tử cả đời lăn lộn, vì thế tư tưởng của ông cho đến nay vẫn ngời sáng, nguyên nhân bởi ông tuân theo nguyên tắc này. Đây cũng là lý do tại sao xưa nay tại sao có nhiều người lại đi ẩn tu trong các tu viện, hoặc nơi thâm sâu cùng cốc. Đó là vì họ đã chọn đời sống tinh thần vĩnh cửu, thay vì đời sống giác quan tạm bợ.
Sở dĩ, con người khác với động vật ở chỗ biết phân biệt được đúng sai, sở hữu thế giới tinh thần phong phú. Giá trị tinh thần phong phú cùng sức mạnh thế giới nội tâm mới là điều đáng để theo đuổi. Đây là sự giác ngộ mà người xưa muốn truyền lại cho chúng ta học hỏi và áp dụng để có cuộc sống đáng sống hơn.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Tổ tiên dặn: 5 loại cây vào nhà ai nhà ấy nghèo, không tai họa liên miên cũng nợ nần chồng chất"
-
4 kiểu người dễ gặp quý nhân phù trợ, phúc phận ngập tràn, làm chuyện gì cũng thuận buồm xuôi gió
-
2 đặc điểm của người có khả năng ''lật thân'', dù hiện tại nghèo khó nhưng sớm muộn cũng ''một bước lên tiên''
-
Một người có đáng tin cậy hay không, chỉ nhìn 5 điểm này là rõ
-
Tại sao các cụ xưa nói: "Ăn cơm tay không bưng bát là nghèo cả một đời?''