Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết mối đe dọa về một chủng virus SARS-CoV-2 mới, nguy hiểm hơn mà các vắc xin hiện tại không chống được là hoàn toàn có thật.
Who đang lo ngại về xu hướng số ca tử vong gia tăng ở một số khu vực, như châu Phi và Tây Thái Bình Dương. Còn quá sớm để nói rằng đại dịch đã kết thúc, và rất khó để dự đoán virus sẽ tiến triển tiếp như thế nào.
Ngày 3/6, số ca nhiễm SARS-CoV-2 kể từ khi bắt đầu đại dịch được ghi nhận là 528.816.317, trường hợp tử vong là 6.294.969. Trong vòng 24 giờ, số ca mắc bệnh tăng 486.278 người, số người chết tăng 1.380 người.
Trong buổi khai mạc phiên họp của Đại hội đồng Y tế thế giới (cơ quan ra quyết định của WHO bao gồm đại diện 194 quốc gia) - ông Tedros cũng đưa ra thông điệp rằng "Covid-19 chắc chắn chưa kết thúc".
Ông nói: “Vậy, Covid-19 đã kết thúc chưa? Không, chắc chắn là chưa kết thúc. Tôi biết đó không phải là thông điệp bạn muốn nghe và chắc chắn đó không phải là thông điệp tôi muốn truyền tải”
Ông Tedros đồng ý rằng quá trình "phủ" vắc xin trên thế giới đã có những bước tiến nhất định, với 60% dân số thế giới được tiêm chủng. Nhưng vẫn còn gần một tỷ người ở các quốc gia có thu nhập thấp vẫn chưa được tiêm.
Bên cạnh đó, chỉ có 57 quốc gia đạt tỷ lệ tiêm vắc xin cho toàn dân số từ 70% trở lên - và hầu hết đều là các quốc gia có thu nhập cao.
Người đứng đầu WHO cảnh báo rằng khi số ca lây truyền ngày càng tăng, có nhiều ca tử vong hơn và có nguy cơ xuất hiện biến thể mới, việc giảm xét nghiệm và giải trình tự gen các trường hợp mắc bệnh có thể khiến thế giới "mờ mắt trước sự tiến hóa của virus”.
Ông cũng chỉ ra rằng một số quốc gia vẫn chưa đủ cam kết trong việc triển khai tiêm vắc xin và vẫn còn khoảng trống về năng lực hoạt động cũng như tài chính. Bên cạnh đó, thông tin sai lệch vẫn khiến nhiều người chần chừ không tiêm vắc xin.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết số ca Covid-19 mắc mới, số nặng, số tử vong có xu hướng giảm. Cả nước chỉ còn hơn 40 ca nặng đang điều trị.
Các địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19; Chủ động triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; Chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
4 nhóm F0 có nguy cơ bị xơ phổi ngay cả khi khỏi bệnh, nếu thấy dấu hiệu này cần đi khám gấp
-
BS Trương Hữu Khanh: Biến chủng mới XE đã xuất hiện từ tháng 1, vẫn là Omicron, không nên quá lo lắng
-
F0 bị nặng hay nhẹ dễ tái nhiễm Côvy hơn: Có người lần 1 nhẹ, lần 2 biến chứng nghiêm trọng không qua khỏi
-
5 thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ F0: Vừa đào thải virus nhanh, vừa phòng ngừa biến chứng
-
Trẻ mắc Côvy kèm phát ban có đáng lo? BS Trương Hữu Khanh trả lời