Việc chúng ta ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 8 tiếng/đêm sẽ có nguy cơ cao bị bệnh động mạch vành hoặc nguy hiểm hơn là có thể bị đột quỵ.
Lấy thông tin của hơn 1 triệu người trưởng thành, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sau 9 năm, những người ngủ ít hơn 6 giờ có 11% nguy cơ bị các bệnh tim mạch và 33% với người ngủ nhiều hơn 8 tiếng. Như vậy, theo các nhà khoa học, thời gian ngủ tốt nhất là trong khoảng từ 6 đến 8 giờ.
Để tránh đột quỵ và tốt cho tim thì phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm?
Nói về vấn đề này, bác sĩ Epameinondas Fountas (Trung tâm Phẫu thuật Tim mạch Onassis, Hy Lạp) đã chia sẻ rằng: "Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng ngủ nhiều quá hoặc ít quá đều có hại đến sức khỏe tim mạch. Tuy cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định nguyên nhân tại sao nhưng chúng tôi biết rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến các quá trình sinh học trong cơ thể như chuyển hóa glucose, huyết áp và viêm - tất cả đều có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Dậy sớm hay ngủ nướng một hôm gần như không gây hại nhưng nếu kéo dài liên tục chắc chắn kéo tới nhiều rủi ro, và bạn cần nên tránh càng nhanh càng tốt".
"Khi nói đến tim và sức khỏe tuần hoàn, nghiên cứu ở quy mô lớn này cho thấy tác hại giữa việc ngủ quá nhiều và ngủ quá ít. Nghiên cứu này không phải là hồi chuông báo động cho những người chỉ có một đêm không ngủ hoặc một ngày cuối tuần ngủ nướng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên phải đấu tranh với giấc ngủ, đó là một lời nhắc nhở quan trọng để bạn đi khám với bác sĩ. Bên cạnh tác động tiêu cực lên chất lượng sống, thiếu ngủ còn làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe" - Emily McGrath, chuyên viên tim mạch cao cấp tại British Heart Foundation nhấn mạnh thêm rằng, một giấc ngủ ngon luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Sau tất cả, việc thức khuya ngủ muộn luôn mang lại những tác hại tứ bề, vừa tác động tiêu cực lên sức khỏe lại vừa dễ khiến dung nhan của chúng ta vô cùng kém sắc. Cùng điều chỉnh ngay đồng hồ sinh học của mình và tự nhắc nhở bản thân bỏ ngay thói quen “cú đêm” này, bạn nhé!
Các giai đoạn kì diệu của giấc ngủ:
Giai đoạn 1: Giai đoạn sớm nhất của giấc ngủ là một bước chuyển giữa cảm giác tỉnh táo và thiu thiu ngủ. Bất kể ai cũng rất dễ bị đánh thức trong giai đoạn này. Thậm chí, khi bạn tỉnh dậy từ giai đoạn 1 của giấc ngủ, bạn hầu như chẳng có cảm giác gì là mình vừa ngủ cả.
Nếu không có một tác động nào từ bên ngoài, bạn sẽ vượt qua giai đoạn 1 này với đôi mắt nhắm, nhưng thực ra nó đang đảo chầm chậm. Tất cả các cơ bắp của bạn được thả lỏng thư giãn. Nhưng đôi khi nó giật mạnh một cái khiến bạn thức giấc.
Giai đoạn 2: Tiến sĩ Philip Gehrman, phó giáo sư tâm thần học tại Đại học Pennsylvania, gọi giai đoạn 2 của giấc ngủ là "ngủ trung bình" - nó không quá sâu, không quá nông. Bạn sẽ giành một nửa thời gian mỗi đêm để ngủ trung bình.
Theo cơ quan Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation- NSF), khi bước vào giai đoạn 2 của giấc ngủ, bạn sẽ mất đi cảm giác về môi trường xung quanh. Thân nhiệt của bạn sẽ giảm dần xuống. Sóng não chậm (thỉnh thoảng có một số thời điểm nhanh vọt rồi lại chậm xuống).
Nhịp tim và huyết áp của bạn chậm lại nhưng đều đặn. Điều đó có nghĩa là, trong khoảng vài tiếng mỗi đêm, tim và hệ thống mạch máu của bạn đang được nghỉ ngơi. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là rất cần thiết, chứng minh giấc ngủ có thể mang đến nhiều lợi ích cho hệ tim mạch.
Giai đoạn 3: "Đây là giấc ngủ sâu nhất của chúng ta", Gehrman nói về giai đoạn 3 của giấc ngủ, từng được chia thành 2 giai đoạn 3 và 4. “Nó còn được gọi là giấc ngủ sóng chậm, bởi sóng não của chúng ta chậm lại và có biên độ cao”.
Trong giai đoạn hồi phục này, huyết áp sẽ giảm, bạn hít thở chậm lại, dòng máu chảy vào cơ và mô cũng được điều chỉnh, theo NFS. Nhiều nội tiết tố, chẳng hạn như hoóc-môn tăng trưởng, cũng được tiết ra vào thời điểm này của giấc ngủ.
Giai đoạn 3 cũng là thời điểm các hành vi rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mộng du, nói sảng xảy ra. Vì đây là lúc giấc ngủ sâu nhất (thứ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau), giai đoạn 3 cũng là lúc một người khó bị đánh thức nhất, Gehrman nói.
Khoảng 20% thời gian trong đêm của bạn là dành cho giấc ngủ sâu, nhưng nó chủ yếu xảy ra trong nửa đầu của đêm.
Cũng cần lưu ý rằng, các chu kỳ của giấc ngủ không giống hệt nhau ở mọi người. Thậm chí, nó còn khác nhau qua từng đêm. Một số yếu tố bao gồm tuổi tác và tình trạng thiếu ngủ có thể đẩy cơ thể dành nhiều hoặc ít thời gian hơn trong một giai đoạn ngủ nhất định, Gehrman nói.
Tác giả: Mộc
-
Cô gái 20 tuổi phải cắt bỏ phần ngón tay để ngăn ung thư vì thói quen nhiều người thường làm
-
Ông bố đau đớn chứng kiến 3 con trai yếu dần rồi tàn phế vì căn bệnh đáng sợ, hãy biết cách đề phòng
-
6 thói quen sai lầm nghiêm trọng khi tắm ai cũng mắc phải, sửa ngay trước khi quá muộn
-
Chứng nghiến răng ban đêm hé lộ tiết lộ điều gì về tình hình sức khỏe của bạn?
-
Harper được Victoria và Beckham tặng món quà sinh nhật 7 tuổi sớm giá trị "khủng"