Ý nghĩa của việc cúng cháo trắng, bỏng, khoai lang, ngô luộc
Tháng 7 âm lịch trong dân gian được cho là tháng xá tội vong nhân, Diêm Vương mở cửa ngục cho cô hồn ngạ quỷ về trần gian. Còn theo thuyết Phật giáo, tháng 7 là tháng cúng Vu Lan báo hiếu. Chuyện này gắn liền với sự tích Mục Kiền Liên một đệ tử của Phật đã cứu người mẹ khỏi địa ngục đày đọa. Theo đó Mục Kiền Liên là đệ tử của Phật Thích Ca, khi tu thành đạo đã nhớ tới người mẹ của mình. Ông tìm thấy mẹ ở ngục đói bởi vì khi còn sống bà gây nhiều nghiệp xấu. Bị đày vào ngục thì thực quản teo nhỏ không thọ thực được thức ăn thông thường.
Mục Kiền Liên thương mẹ đã hóa bát cơm dâng mẹ Mẹ ông vẫn còn tính tham tham nên một tay che cơm tránh ngạ quỷ tranh, một tay bốc cơm ăn. Nhưng bát cơm hóa thành lửa. Mục Kiền Liên đau xót tìm tới bạch Đức Phật. Đức Phật từ bi dạy rằng: “Mục Kiền Liên, lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, mắng chư Tăng, không tin nhân quả luân hồi, lại rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến hạt gạo. Vì thế, sau khi chết bà phải chịu quả báo như thế. Ông tuy là con người hiếu đạo, thương mẹ, muốn đền đáp thâm ân, nhưng sức của ông có hạn.
Dù có đạo hạnh cao, một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực cho mẹ. Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng cùng chú nguyện thì mẹ ông mới thoát khỏi được cảnh địa ngục”.
Theo lời Đức Phật dạy, Mục Kiền Liên đã chờ rằm tháng bảy, sắm sửa vật dụng thực phẩm cúng mười phương giúp cho mẹ và nhiều người thoát địa ngục. Từ đó truyền thuyết tháng 7 Vu Lan, cúng báo hiếu và cũng để cúng chúng sanh.
Bởi thế tháng 7 thường cúng lễ chay và có thêm cháo trắng, đây là món đồ cúng đặc biệt hơn so với những dịp cúng khác. Cháo trắng vừa thanh tịnh vừa đủ độ loãng để có thể giúp những linh hồn bị đọa đày có thể thọ thực. Ngoài cháo trắng thì có thêm đồ như bỏng, ngô, khoai luộc, hoa quả... đều là món chay tịnh để tránh sân si. Hơn nữa bỏng ngô thường dành cho trẻ nhỏ, ngô khoai luộc cho người lang thang xin ăn. Tháng 7 là tháng không chỉ cúng thần linh gia tiên mà cúng chúng sinh, ở đó có nhiều tầng lớp, lứa tuổi từ em bé chết yểu, thai nhi bị bỏ, người lang thang không có gia đình cúng lễ.... Thế nên lễ cúng mới có thêm cả bỏng, cháo, khoai, ngô...
Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Cúng rằm tháng 7 các gia đình thường làm lễ cúng trong nhà và ngoài trời. Trong nhà là mâm cúng gia tiên, ngoài trời là cúng cô hồn.
Cúng cô hồn xong thì nên rắc gạo muối, ném bỏng để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn.
Vàng mã được đốt ngay sau khi hoàn tất văn khấn nhưng không nên chuẩn bị nhiều vàng mã tiền giấy tránh hỏa hoạn.
Một số nơi để lại đồ cúng cô hồn ngoài trời để cho người ta lấy, còn gọi là tục giật cô hồn. Theo niềm tin dân gian thì càng nhiều người giật càng tốt, thể hiện cô hồn đã được mua chuộc xong không gây phiền lụy cho gia chủ nữa. Nếu không có người giành giật thì đồ cúng đó được phát cho trẻ nhỏ, người ăn xin, người nghèo.
Cúng gia tiên và cúng chúng sinh nên cúng trước 12 giờ ngày rằm. Thường thì cúng chugns sinh vào tối 14 lúc đó cô hồn trên đường về lại địa ngục.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
5 tính năng ít người biết của Zalo giúp nhắn tin mà không sợ bị người ngoài đọc được
-
Dân biển tiết lộ 4 mẹo chọn mực tươi ngon, ai cũng nên biết
-
Rằm tháng 7 ngoài hoa cúc, dâng cúng 6 loại hoa này, tổ tiên ưng ý, gia đạo an yên
-
Khung giờ đẹp nhất cúng Rằm tháng 7, cúng cô hồn năm 2024
-
Tại sao người xưa hay trồng cây liễu ở bên hồ nhưng lại kiêng trồng trước nhà? Đại kỵ gì?