Không có cảm giác nổi bật giữa đám đông
Khi còn công tác, các nhà lãnh đạo thường quen với cảm giác vượt trội so với người khác và mình là trung tâm vũ trụ. Tất cả mọi người đều xoay quanh và lời họ nói ra dường như là ‘thánh chỉ’.
Tuy nhiên, khi bạn nghỉ hưu, hào quang đó sẽ biến mất hoàn toàn.
Việc họ xuất hiện trên những con phố tấp nập chỉ là một trong số rất nhiều người đi đường, không ai chú ý tới họ nữa, sự thay đổi về thân phận này khiến nhiều người khó thích nghi.
Sợ gặp lại người quen cũ
Nhiều người cả đời làm lãnh đạo khi nghỉ hưu thường vẫn mang theo những món nợ ân huệ và mạng lưới quyền lực trong quá khứ.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, các mối quan hệ này không còn được như trước nữa.
Họ có tâm lý sợ gặp lại người quen cũ, họ lo lắng người kia sẽ đưa ra yêu cầu hay nhờ vả nhưng không thể giúp đỡ, họ sợ cảm giác ngại ngần và tự ti.
Không muốn người ngoài biết tình hình hiện tại
Khi còn đương nhiệm, những vị lãnh đạo này thường giỏi giang, ‘thét ra lửa’. Những lời nói và hành động của họ rất có sức nặng, khiến ai cũng phải kính nể.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, những hào quang này sẽ vụt tắt, họ sẽ cảm thấy chông chênh.
Họ lo lắng người ngoài sẽ cười chê họ “hết thời”, chế giễu hoặc thậm chí khinh thường không cần thiết.
Vì vậy, họ chọn cách sống khiêm tốn và thu mình, cố gắng tránh xuất hiện trước đám đông.
Không quen với việc không có ai theo sau
Khi đương nhiệm, việc được săn đón và khen ngợi đã trở thành thói quen của người lãnh đạo.
Trong khi làm việc, mọi lời nói và hành vi của họ có thể trở thành tấm gương để người khác noi theo, thành tích và đóng góp của họ thường được người khác nhắc đến.
Tuy nhiên, sau khi giải nghệ, cảm giác được săn đón này dần biến mất.
Họ có thể không còn có ai tích cực hỏi ý kiến và quan điểm của họ nữa, cũng như không còn ai làm việc chăm chỉ để được họ chấp thuận.
Sự chuyển đổi từ “trung tâm” sang “ngoại vi” này khiến họ cảm thấy tổn thương, mất mát và lạc lõng.