Từ rất lâu đời, dân gian Việt Nam luôn quan niệm ngày rằm (15 âm lịch) là một ngày mang nhiều ý nghĩa tâm linh, khi mặt trăng và mặt trời đều sáng tỏ, có thể soi thấu tâm hồn con người.
Vào ngày này, gia chủ thường làm cơm hoặc thắp hương cúng rằm để thể hiện lòng thành với tổ tiên, cầu xin được ban phúc lành, sức khỏe, tiền tài đến gia đình mình.Tuy nhiên, nên thắp hương vào ngày nào, giờ nào tốt nhất thì không phải ai cũng biết, đôi khi vô tình phạm sai lầm đắc tội với tổ tiên, thánh thần, khiến lòng thành của mình không được sáng tỏ.
Mời mọi người tham khảo ngày giờ cúng rằm chuẩn nhất như sau:
Nên cúng rằm vào ngày nào thì tốt nhất?
Nhiều người cho rằng nên cúng rằm vào ngày 15 âm lịch là tốt nhất, xong thực tế việc cúng rằm hàng tháng cũng có thể thực hiện vào chiều 14 âm lịch cũng được, tùy thuộc vào khả năng và các yếu tố tác động đến lễ cúng của gia chủ.
Nếu ngày 15 âm lịch gia đình có việc bận, bạn có thể sửa soạn đồ cúng để mời tổ tiên, thánh thần về dùng cơm vào chiều 14 âm lịch.
Nếu thu xếp được, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng rằm vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch, đúng ngày tổ tiên ‘đi thăm’ con cháu.
Đây là 2 ngày linh nghiệm nhất, bạn không nên cúng vào ngày khác kẻo mất linh.
Khung giờ vàng cúng rằm hàng tháng
Mọi người cho rằng nên cúng rằm vào ngày 15 âm lịch. Nhưng trên thực tế thì việc cúng rằm hàng tháng có thể thực hiện vào chiều ngày 14 cũng được, không nhất thiết là ngày 15 âm lịch. Ngoài ngày 14, 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.
Nếu như gia chủ bận việc vào ngày 15 âm lịch thì có thể cúng rằm vào ngày 14 âm lịch. Hoặc gia chủ có thể sửa soạn đồ cúng mời vị thần và tổ tiên về dùng bữa vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch.
Còn đối với giờ cúng ngày rằm, theo quan niệm, tổ tiên và vị thần thường dùng bữa sớm nên theo quan niệm của người miền Bắc, cần chuẩn bị lễ cúng rằm trước 18h - 19h tối để cúng dù là ngày 14 hoặc là ngày 15 âm. Nếu như cúng vào buổi sáng của ngày 15 âm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng xong trước 9h - 10h.
Theo thông lệ thì cúng rằm sẽ cúng trước bàn thờ thần linh và tổ tiên. Mâm cúng rằm, vật dúng đặt ở dưới bàn thờ và chuẩn bị văn khấn trước khi cúng để đọc văn khấn rằm khi cúng không làm mất lòng thần linh và tổ tiên.
Văn khấn linh nghiệm cúng rằm hàng tháng
"Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày .... tháng ..... năm .....âm lịch tức ngày…. Tháng… năm…. Dương lịch
Tín chủ con là ......................................................
Ngụ tại (đọc rõ số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố) cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp cho toàn gia an lạc, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều được bình an, mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ.
Phục duy cẩn cáo!"
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Bát hương thấy 4 dấu hiệu này Thần Tài tức giận, bảo sao làm mãi vẫn thấy chưa hết nghèo
-
Rán trứng đừng chỉ cho hành hay mắm muối, thêm thứ này trứng bông xốp, vàng ruộm lại không tanh
-
Cổ nhân thường nói: "49 chưa qua 53 đã tới" vì sao như vậy?
-
Thắp hương tránh đặt 6 loại quả này lên bàn thờ kẻo Tổ Tiên phật ý, tiêu tài tán lộc
-
3 thứ màu đen thích hợp làm phân bón cây trồng giúp cây đơm hoa tua tủa