Chọn giờ lành cúng rằm tháng Chạp
Ngày rằm tháng chạp năm Hỷ Hợi rơi vào thứ 5, ngày mùng 9 tháng 1 năm 2020 Dương lịch (9/1/2020). Theo lệ xưa của các cụ truyền lại, lễ cũng Rằm tháng Chạp được tiến hành vào ngày 14 Âm lịch hoặc ngày chính là 15 Âm lịch chứ không nhất thiết cứ phải cúng vào đúng ngày 15.
Một điều đáng lưu ý là, ngoài ngày 14 và 15 Âm lịch ra thì cúng vào các ngày trước ngày 14 hoặc sau ngày 15 đều không thiêng. Việc cúng quá sớm hoặc cúng quá muộn còn khiếng người dương cảm thấy áy náy vì trễ nải chuyện thờ tụng ông bà tổ tiên.
Ngày 14 tháng Chạp năm Kỷ Hợi (thứ 4, ngày 8/1/2020) có các khung giờ hoàng đạo: - Canh Dần (3h-5h): Tư Mệnh
- Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long
- Quý Tị (9h-11h): Minh Đường
- Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ
- Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang
- Kỷ Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Hợi (thứ 5, ngày 9/1/2020) có các khung giờ hoàng đạo: - Tân Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
- Giáp Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Bính Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Đinh Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Canh Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
- Tân Hợi (21h-23h): Bảo Quang Gia chủ có thể chọn lựa một trong các khung giờ của 2 ngày trên để tiến hành nghi lễ cúng rằm. Tùy theo điều kiện, kinh tế của từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng sao cho phù hợp nhất. Theo một số sách cổ ghi lại, các cụ truyền dạy, ngày Rằm tháng Chạp nên cúng vào ban ngày hoặc chiều tối. Gia chủ nên sắp xếp công việc để có khung giờ cúng đẹp nhất, tránh làm lễ vào tối muộn, không tốt.
Lưu ý: Không làm lễ cúng rằm khi đã qua ngày chính rằm tháng Chạp, có thể làm lễ cúng trước rằm, tức ngày 14 hoặc làm vào ngày chính rằm, 15 tháng Chạp.
Cách sắm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp chuẩn nhất
Để chuẩn bị lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp đầy đủ và tươm tất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị những đồ lễ sau: - Hương - Hoa tươi - Trái cây - Trầu cau - Nước sạch - Đèn nến - Vàng mã - Rượu, thuốc lá. Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp là lễ mặn tùy vào phong tục, điều kiện kinh tế của mình.
Thông thường mâm cỗ này sẽ có những món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…
Ai là người thực hiện lễ cúng này?
Người cúng lễ rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín, có tiếng nói trong gia đình.
Trước khi làm lễ, người chủ lễ phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng. Khi thực hiện lễ cúng, cần thành tâm, một lòng kính lễ để Thần Phật, gia tiên có thể thấy được tấm lòng thành kính của con cháu.
Tuyệt đối không cười đùa, cợt nhả hay đánh chửi, cãi cọ nhau khi đang hành lễ. Điều này áp dụng với tất cả mọi người tham gia buổi lễ và trong phạm vi thực hiện lễ cúng.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Tác giả: Mộc
-
Văn khấn, văn cúng rằm tháng Chạp chuẩn nhất: Nắm lấy để Thần linh Tổ tiên "phù hộ độ trì"
-
Cúng rằm tháng Chạp cứ nhằm khung giờ hoàng đạo ngày để Thần Tài "mở túi", năm mới tài lộc vô biên
-
Cuối năm: Trồng 4 loại cây dòng dõi đế vương, khí chất Thần Tài, giúp gia chủ giàu có tiền tiêu không hết
-
Lễ cúng cuối năm cực kỳ quan trọng để "mở cửa" đón thần Tài, làm ăn càng ngày càng phát
-
Nếu không biết bỏ 9 lỗi chọn giày này chắc chắn bạn luôn bị kém sang mọi nơi