Hiện nay, phổ biến mọi người đểu sở hữu Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Trong một số trường hợp đặc biệt, người dân dù đã có CCCD gắn chip mới nhưng vẫn bị phạt vì chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Những trường hợp phải làm mới CCCD gắn chip
Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định các trường hợp người sử dụng CCCD gắn chip phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ CCCD gắn chip mới:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Mã QR trên CCCD gắn chip bị mờ, xước không quét được. Việc thẻ CCCD gắn chip có mã QR bị mờ, xước đồng nghĩa với việc thẻ này bị hư và không thể sử dụng. Khi thực hiện thủ tục hành chính cơ quan có thẩm quyền trích xuất thông tin thông qua mã QR nên nếu không thể quét mã QR thì không thể sử dụng tiếp.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam
Dùng CCCD gắn chip không đúng quy định, mục đích sẽ bị phạt
Theo quy định, sử dụng CCCD hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ Căn cước công dân. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Theo đó, khi dùng CCCD gắn chip hết hạn, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, các trường hợp dưới đây sẽ bị xử phạt do vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ Căn cước công dân (CCCD).
- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
- Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
- Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Năm 2023: Những công dân thuộc năm sinh này nhất định phải làm CCCD gắn chíp ngay nếu không sẽ bị phạt
-
Đối tượng duy nhất được cấp CCCD gắn chip vô thời hạn, lưu ý đặc biệt khi dùng thẻ ai cũng phải nhớ
-
Quên thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh, dùng 3 cách này để thay thế, đảm bảo hưởng trọn quyền lợi
-
Có 1 đối tượng được nhận CCCD gắn chip vô thời hạn trong năm 2023 là ai?
-
5 loại giấy tờ quan trọng nên cập nhật sau khi đổi sang CCCD gắn chip