Thời đại công nghệ bùng nổ cũng là lúc con người dễ bị lừa đảo một cách tinh vi nhất. Có nhiều trường hợp, chỉ sau một cuộc điện thoại vu vơ, tài khoản đã bốc hơi toàn bộ. Dưới đây là những số điện thoại không nên nghe kẻo rước hoạ vào thân.
Những đầu số điện thoại không nên nghe để tránh bị lừa đảo hoặc gặp phiền phức
Theo cảnh báo của các nhà mạng, khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế.
Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)…
Những đầu số điện thoại quốc tế mà mọi người không nên nghe là: +224, +232, +252, +231, +247, +375, +381, +371, +563, +255, +370…
Trong đó, các số điện thoại quốc tế có dấu hiệu lừa đảo gồm: +8919008198, +4422222202, +22382271520, +22379262886, +22375260052…
Các đầu số điện thoại trong nước có dấu hiệu lừa đảo thường thấy, cần cảnh giác có thể kể đến như +1900, +024, +028. Trong đó:
Đầu số +1900 gồm có những số điện thoại sau: 19003439, 19004510, 19002191, 19003441 19002170, 19002446, 19001095, 19002190, 19002196, 19004562, 19003440, 19001199…
Đầu số +024 gồm có những số điện thoại sau: 02439446395, 02499950060, 02499954266, 0249997041, 02444508888, 02499950412, 0249997037, 02499997044, 02499950212, 02499950036, 0249997038, 0249992623, 0249997035, 0249994266, 02499985212, 0245678520, 02499985220, 0249997044…
Đầu số +028 gồm có những số điện thoại sau: 02899964439, ,2856786501, 02899964438, 02899964437, 02873034653, 02899950012, 02873065555, 02899964448, 02822000266, 0287108690, 02899950015, 02899958588, 02871099082, 02899996142…
Khi thấy những số điện thoại nêu trên gọi đến, người dân tốt nhất không nên bắt máy. Sau đó, người dùng điện thoại có thể tiến hành chặn các số điện thoại lừa đảo này để tránh tiếp tục bị làm phiền.
Một số hình thức lừa đảo qua điện thoại hiện nay
+ Giả danh cơ quan pháp luật
Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.
Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.
+ Giả danh nhân viên ngân hàng
Những kẻ giả danh thuê người lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo "nhân sự" gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
+ Lừa nâng cấp sim 4G
Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó
+ Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông
Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.
+ Gọi điện thoại khủng bố
Gọi điện thoại khủng bố, đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của nạn nhân.
+ Giả danh nhân viên viễn thông
Đối tượng giả danh nhân viên tổng đài các doanh nghiệp viễn thông, yêu cầu khách hàng đóng cước với số tiền lớn hoặc hù dọa, gây hoang mang cho khách hàng.
+ Khóa thuê bao điện thoại
Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
Người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa. Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội...
Tác giả: Vũ Thêm
-
Lừa đảo trực tuyến: Nạn nhân mới vẫn ‘sập bẫy’ chiêu trò cũ
-
Kể từ 1/7/2024: Ai tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được trợ cấp 3 - 5 triệu/tháng đúng không?
-
2 website tra cứu thông tin phạt nguội chính thống, không sợ gặp lừa đảo
-
Điện thoại có 1 nút ẩn: Bật lên chặn tất cả các số điện thoại lạ ngoại danh bạ, chẳng lo bị làm phiền
-
Nghe điện thoại nếu có dấu hiệu này phải cúp máy ngay: Cẩn thận mất sạch tiền