Đặt 1 chậu cây xanh vị trí này: Cây trổ lộc 4 mùa, tăng vượng khí, chủ nhà làm ăn phất lên trông thấy

( PHUNUTODAY ) - Theo chuyên gia phong thủy, đặt cây cảnh đúng chỗ là cách để chủ nhà nâng cao vượng khí, hóa giải tài khí, gia tăng sinh khí trong nhà.

Đặt cây cảnh lan hồ điệp, lựu, trạng nguyên ở phía Nam

Phía Nam là khu vực vượng Hỏa, nhiều dương khí nhất trong ngôi nhà. Gia chủ khi bài trí tại khu vực này có thể trang hoàng bằng đèn nến.

Vì phía Nam thuộc hành Hỏa, nên nếu gia chủ muốn trồng cây tại đây, cần chọn những loại cây có hoa trái màu đỏ hoặc trồng cây trong chậu màu đỏ. Ví dụ như Lan Hồ Điệp, hoa phong tiêu, cây lựu, trạng nguyên, hồng môn, ớt đỏ.

Đặt cây cảnh có hoa trái màu vàng ở phía Tây và Tây Bắc

Phía Tây và Tây Bắc trong nhà mang hành Kim, rất phù hợp để trồng các loại cây có hoa trái màu vàng. Gia chủ có thể lựa chọn các cây như cây cảnh phát tài, sơn trúc, hoa loa kèn vàng, điệp vàng.

Đặc biệt phía Tây Bắc còn là hướng của Thiên Môn, tức cửa trời, thuộc cung Càn trong nhà, đại diện cho sự cao quý, uy quyền.

Vì vậy, các bạn tuyệt đối không đặt tại khu vực phía Tây Bắc các hình thế xấu như bếp, nhà vệ sinh, nhà kho.

Đối với cây cảnh, cần tránh trồng những cây quá lớn, chỉ nên bày những loại cây nhỏ và có ý nghĩa chiêu tài hút lộc hoặc những cây tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như các loại cây thuốc.

Đặt cây cảnh vạn niên thanh, thủy tiên, trúc khai vận ở phía Bắc

Khu vực phía Bắc trong nhà thuộc cung Khảm, mang hành Thủy. Vì vậy gia chủ có ý tưởng bày trí khu vực này để đón sinh khí, chiêu tài lộc thì nên trồng các loại cây thủy sinh.

Khu vực phía Bắc vừa là môi trường thuận lợi cho các loại cây thủy sinh phát triển, vừa thúc đẩy gia vận. Các bạn có thể trồng các loại cây như vạn niên thanh, thủy tiên, trúc khai vận hoặc cây thủy sinh phù hợp với tuổi của mình.

Đặt cây cảnh hồng, cây phú quý, cây trầu bà ở khu vực phía Tây Nam – Đông Bắc

Phía Tây Nam và Đông Bắc trong nhà mang hành Thổ, hợp với những loại cây ưa nắng, chịu được ánh nắng mặt trời, như cây hồng, cây cảnh phú quý, trầu bà, cau vàng.

Ngoài ra, để các năng lượng tốt tại khu vực này được phát huy một cách tốt nhất, các bạn nên trồng cây trong chậu làm bằng đá.

Đặt cây cảnh bảo thạch, trúc nhật, trúc quan âm ở phía Đông và Đông Nam

Phía Đông và Đông Nam là khu vực địa hộ, mang hành Mộc, tương đương với cung Chấn – Tốn. Thích hợp với những loại cây xanh có tán lá rộng, xum xuê như cây bảo thạch, trúc nhật, trúc quan âm, cây ngâu, duối hoặc thiết mộc lan.

Nếu gia chủ đặt cây cảnh vào các khu vực tốt, thì khi các thành viên trong gia đình sinh hoạt tại khu vực này, sẽ tạo nên những xáo động trong không khí, tác động tới các tán lá của cây cảnh, từ đó khuấy động và phát huy mạnh mẽ năng lượng tốt tại các khu vực này.

Các bạn hãy dựa vào vị trí mà mình đang muốn bày cây xanh để lựa chọn loại cây cảnh phù hợp, góp phần chiêu tài lộc, quý nhân, cải biến vận trình của gia đình một cách tốt nhất.

Ngoài ra bạn nên trồng những cây này trong nhà:

Cây trầu bà

Cây trầu bà vừa và nhỏ có thể để trên nóc tủ, trên bàn làm việc, treo cạnh cửa sổ để cành lá rủ xuống nhẹ nhàng. Trầu bà là một trong những cây nội thất phổ biến nhất. Cây giúp làm sạch không khí trong nhà. Để cây cạnh các thiết bị điện tử sẽ hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, TV, máy in,...

Cây lưỡi hổ đặt phòng ngủ

Loại cây này được mệnh danh là loại cây dành cho phòng ngủ, nó giúp sản sinh ra khí O2 thanh sạch cho gia đình vào ban đêm, khả năng này hầu như các loài cây khác không có được (ban đêm, thực vật cây cối thực hiện quá trình hô hấp, hấp thu O2 và thải ra CO2). Cây không cần quá nhiều ánh sáng và nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sẽ rất ấn tượng khi dùng trong trang trí.

Cây Lan Ý

Cây Lan Ý tại Việt Nam còn được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Loài cây này còn có ý nghĩa tượng trưng cho “niềm hạnh phúc của phụ nữ”, tức là nếu bạn trồng loại cây này thì hạnh phúc và tình yêu sẽ tràn ngập khắp căn nhà đấy. Hơn thế nữa cây Lan Ý không chỉ có khả năng hút ẩm, mà còn cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà nữa.

Cây dây nhện

Cây dây nhện luôn có khả năng quang hợp dưới ánh sáng tối thiểu. Nó hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Carbon monoxide, Formaldehyde, xăng và Styrene. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thưtrong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Một chậu cây nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian 200m2 đấy!

Cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loài cây bụi sống lâu năm, có mùi thơm, xuất xứ tại các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải, thích hợp ở những vùng đất ẩm ướt có bóng râm. Từ lâu, người ta vẫn coi nguyệt quế hồng là biểu tượng của "vinh quang và chiến thắng". Có nguồn gốc từ vùng đất cận nhiệt đới nên loài cây này thích hợp không khí ẩm, bóng râm và nước ấm. Chúng hấp thụ độ ẩm trong không khí, tạo nên môi trường thoáng đãng.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo

Tác giả: Vũ Ngọc