Dấu hiệu bạn đã sinh ra thần đồng mà chẳng hay biết

( PHUNUTODAY ) - Dấu hiệu bạn đã sinh ra thần đồng mà chẳng hay biết - cha mẹ nhớ tìm hiểu ngay nhé.

 

Ngoài bài kiểm tra IQ, trí thông minh của một đứa trẻ cũng có thể được nhận biết bằng sự quan sát của gia đình, giáo viên và bạn bè.

Đôi mắt linh hoạt

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những trẻ sơ sinh có thói quen nhìn chăm chú vào các vật xung quanh trong một khỏang thời gian dài hơn so với các bạn đồng trang lứa thường sẽ thông minh hơn. Những trẻ này thường bắt đầu quan sát và tập trung chú ý vào thế giới quanh mình từ rất sớm. Các bậc phụ huynh hãy để ý, nếu bé thích ngắm nhìn và bắt chước những gì bố mẹ hay người khác làm tức là bé có một tư duy rất tốt.

Những em bé sơ sinh thông minh cũng sử dụng ánh mắt nhiều hơn để giao tiếp, bộc lộ cảm xúc và hiểu được những gì mọi người đang nói nhanh hơn, “hóng” chuyện hơn các bạn khác. Đó là biểu hiện của sự nhanh nhạy, dễ tiếp thu. Vì thế, các ông bố bà mẹ hãy tích cực giao lưu với trẻ, thường xuyên nhìn vào trẻ làm một vài động tác từ đơn giản tới phức tạp, nâng cao khả năng bắt chước của trẻ và tận dụng để khai thác trí tuệ cho trẻ.

Thời gian tỉnh táo dài, mức độ tỉnh táo cao

Trẻ sơ sinh cần ngủ 10-18 tiếng mỗi ngày. Càng lớn, thời gian ngủ của bé càng ngắn lại và thời gian tỉnh táo của bé càng dài ra. Khoa học đã chứng minh, những em bé sơ sinh thông minh thường ngủ ít (mà vẫn khỏe mạnh). Bé ít ngủ mà không phải do khó chịu, thiếu chất,..., rất có thể là do não bộ của bé luôn được kích thích đến mức khó đi vào giấc ngủ. Nếu một em bé ngủ quá lâu, hơn giới hạn nhất định hoặc ngủ cả ngày, người mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú vì bé ngủ quá nhiều… thì đó có thể và một vấn đề về trí thông minh.

Sớm đạt các mốc phát triển

Bé sớm biết lẫy, bò, trườn, đi, nói... cũng là biểu hiện của sự thông minh. Vì vật, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các dấu hiệu phát triển của trẻ. Ví dụ như khi bé bắt đầu ê a tập nói, “hóng” chuyện, hãy đáp lại nhiệt tình bằng những nụ cười và giọng nói phấn khởi, vui vẻ.

Thích chơi đồ chơi nhưng cũng sớm chán

Những đứa trẻ thông minh luôn thích học hỏi, tiếp nhận thông tin mới và nhanh chán những thông tin cũ được lặp đi lặp lại hàng ngày. Nếu thấy bé nhanh “cả thèm chóng chán” với những món đồ chơi, rất có thể bé là người có nhu cầu học tập, khám phá, tìm tòi cao.

 

Dấu hiệu khác

- Khả năng tiếp thu nhanh, dễ dàng và hiệu quả

- Có vốn từ vựng phong phú so với trẻ cùng độ tuổi

- Thể hiện khả năng lập luận đặc biệt

- Có trí nhớ tốt, nhưng lại không hứng thú với việc ghi nhớ và học thuộc

- Ít khi cần tới sự kiểm soát của người khác, mà tự áp dụng kỷ luật với bản thân

- Thích những thứ liên quan tới cấu trúc, sắp xếp và tính nhất quán

- Linh hoạt trong tư duy, có khả năng kết nối, tìm mối liên kết giữa những thứ ít liên quan tới nhau

- Hay tò mò về các đồ vật, tình huống, sự kiện; hay hỏi những câu hỏi khiêu khích

- Đạt điểm cao ở nhiều môn học

- Có khả năng tập trung cao

- Trả lời nhanh

- Linh hoạt, có khả năng giải quyết vấn đề một cách khéo léo

- Rất quan tâm tới khoa học hoặc văn học

- Thể hiện sự độc đáo trong văn nói và văn viết

- Có khả năng khái quát, tổng hợp và kết luận

- Ổn định về mặt cảm xúc.

Tác giả: Ngọc Lê