Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thanh quản

( PHUNUTODAY ) - Bệnh ung thư thanh quản có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh ung thư thanh quản

  • Khàn tiếng, khó thở kéo dài

Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của ung thư thanh quản. Khi có triệu chứng khàn tiếng, khó thở kéo dài, mặc dù đã uống các thuốc điều trị vẫn không dứt. Nặng hơn, bệnh nhân có triệu chứng nói khó nghe, mất giọng nói, khó thở, thở khó khăn.

Đặc biệt, đối với thế hệ thanh niên, tình trạng hút thuốc, uống rượu bia cũng dẫn đến việc ảnh hưởng thanh quản, gây khàn tiếng, khó thở

  • Đau rát vùng họng

Đi kèm với triệu chứng khàn tiếng, khó thở chính là cảm giác đau rát vùng họng. Cơn đau khiến người bệnh cảm thấy như có vật gì đó đè nặng cổ họng. Nuốt thức ăn cũng đau, thậm chí nuốt nước bọt cũng đau.

  • Sút cân

Dù không thực hiện các biện pháp giảm cân, những cân nặng lại bị giảm sút không lí do. Đó chính là một trong những biểu hiện của ung thư thanh quản.

  • Ở thanh quản xuất hiện khối u

Nếu phát hiện ra triệu chứng này thì chắc chắn nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản là rất cao.

Một số những triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh

Các triệu chứng của ung thư thanh quản bao gồm:

Giọng nói khàn khàn hoặc thay đổi phẩm chất giọng nói

Ho liên tục

Cảm giác có một khối u trong cổ họng

Một khối u lớn có thể gây:

Đau cổ họng

Khó nuốt thức ăn và các thức ăn uống lỏng

Sụt cân nghiêm trọng

Một khối u ở bên trên dây thanh quản có thể gây:

Một khối u nổi lên ở cổ

Đau cổ họng

Đau tai

Một khối u bên dưới dây thanh quản có thể gây:

Khó thở (do khí đạo bị thu hẹp)

Các dấu hiệu ở giai đoạn muộn:

Ở giai đoạn muộn, ung thư thanh quản có thể gây:

Ho khạc đờm nhày lẫn máu,

Đau vùng cổ, trước thanh quản, có thể đau lên tai,

Khó chịu ở họng, cảm giác như có dị vật, khó thở thanh quản

Khi khối u lan rộng che lấp lòng thanh quản, rối loạn về nuốt. Có khi khối u lan ra ngoài thanh quản đến hạ họng gây ra nuốt vướng, nghẹn, đau, nuốt tắc.

Hạch cổ: thường xuất hiện muộn, chủ yếu là nhóm cảnh giữa

Thăm khám lâm sàng: Nhìn, sờ vùng trước thanh quản, sụn giáp ở giai đoạn khối u lan rộng ra trước thấy vùng cổ trước cứng như mai rùa và mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống.

Soi thanh quản tìm u sùi, loét, thâm nhiễm, bạch sản sừng hóa trắng, u nhú… Đánh giá độ lan rộng của khối u vào hạ họng hay miệng thực quản.

Khám toàn thân tìm tình trạng nhiễm độc của ung thư hay có kèm khối u thứ 2.

Thăm khám thanh quản chú ý các tổn thương sùi, loét hay thâm nhiễm sừng hóa, bạch sản trắng của dây thanh và sự di động của sụn phễu. Khi khối u lan rộng ra hạ họng được gọi là ung thư thanh quản hạ họng.

Ung thư “phát hiện sớm trị lành”

Phát hiện sớm ung thư thanh quản giúp điều trị hiệu quả hơn. Những bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn sớm thường được điều trị với mục đích bảo tồn thanh quản, cụ thể là 3 chức năng chính : hô hấp, nuốt và nói. Các phương pháp được lựa chọn là xạ trị hoặc phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn. Những phương pháp này có thể chữa lành cho phần lớn bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn sớm. Tỉ lệ sống còn trên 5 năm sau điều trị lớn hơn 90% với những ung thư thanh quản giai đoạn I và khoảng 80% với các trường hợp ung thư  giai đoạn II.

Tác giả:

Tin nên đọc