Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị bệnh tay – chân – miệng

( PHUNUTODAY ) - Đối với trẻ nhỏ, bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng?

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị tay – chân – miệng

Bệnh tay-chân-miệng vẫn luôn “rình rập” trẻ nhỏ, những ảnh hưởng của bệnh đối với trẻ là vô cung nguy hiểm, bởi vậy nếu trẻ không được chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng khôn lường, do vậy mà các bậc phụ huynh nên tranh bị cho mình kiến thức về căn bệnh này nhé.

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Theo các bác sĩ thì bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi.

Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời cũng như để lại những biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim … thậm chí có thể gây tử vong.

Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng?

+ Thường có những dấu hiệu bệnh như: sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

+ Da bị xuất hiện những vết nổi mẩn:

Khi trẻ bị bệnh tay - chân - miệng cần lưu ý những gì?

Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp của bệnh. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

+ Trẻ bị loét miệng:

Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt.

Trong một số trường hợp, trẻ không xuất hiện những bọng nước mà chỉ bị loét miệng nên các mẹ nhầm tưởng trẻ bị loét miệng. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh chứ không nên tự điều trị cho trẻ khi chưa biết rõ bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh?

- Theo các chuyên gia y tế thì bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra.

- Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

- Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh, do vậy mà các bậc phụ huynh nên chú ý đến những dấu hiệu của trẻ khi bị nhiễm bệnh.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Ngoài sự chỉ định của các bác sĩ thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý chăm sóc trẻ như sau:

1. Cần phải vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.

2. Nếu trẻ bị sốt thì nên giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol – tuy nhiên cần phải theo sự chỉ định của các bác sĩ.

3. Nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

4. Tránh để trẻ cạy vỡ các bóng nước rất dễ gây nhiễm trùng.

5. Nếu trẻ dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tư thế, đi loạng choạng, chới với, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị.

Phòng bệnh tay  chân miệng cho trẻ

Do chưa có vắc-xin phòng bệnh nên các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt các biện pháp sau để tránh trẻ bị nhiễm bệnh:

Nên rửa tay và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ:

Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng băng CloraminB 5%.

>6 nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng dù được ăn uống đầy đủ
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Một trong những lý do cơ bản gây chậm mọc răng là dinh dưỡng kém. Nhưng vì sao có những trẻ được ăn uống đầy đủ mà vẫn chậm mọc răng?
>Mẹo chăm bé mọc răng làm bé dễ chịu, mẹ bớt mệt
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan, nhưng những cách dưới đây có thể giúp cả mẹ và bé đều bớt mệt mỏi.

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi