Cách dùng đậu bắp chữa bệnh khớp
Cách ngâm đậu bắp để uống
Nguyên liệu làm đậu bắp ngâm
10 quả đậu bắp
1 ít muối
1 cái thau, 1 cái rây
Cách làm đậu bắp ngâm
Bước 1: Sơ chế đậu bắp
Khi mua đậu bắp về, bạn rửa sạch đậu bằng nước muối pha loãng, nhớ rửa kỹ phần thân lông tơ, rồi vớt ra để ráo nước. Cắt bỏ đầu và cuống đậu bắp là được.
Bước 2: Làm đậu bắp ngâm
Kế đó, bạn đun nước sôi, trong khi chờ nước sôi thì bạn bào nhỏ đậu thành từng miếng nhỏ rồi cho ra thau nước, nước đã sôi thì đổ nước sôi vào thau đến khi ngập đậu. Sau nửa ngày là đậu bắp ngâm ra chất nhầy, dùng rây để lọc lấy phần nước là hoàn thành.
Đậu bắp ngâm khá dễ làm, uống lại rất tốt, nên dùng đều đặn trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả, khi thấy bệnh đau khớp thuyên giảm thì bạn chuyển sang dùng 1 lần/tuần để tăng cường sức khỏe.
Những loại rau củ tốt cho bệnh xương khớp
Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây họ cam quýt như: cam, bưởi và chanh rất giàu vitamin C. Loại vitamin này hỗ trợ tăng cường miễn dịch có thể giúp ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp.
Nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp đủ lượng vitamin C thích hợp sẽ giúp duy trì các khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp.
Các loại đậu
Đậu chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật, giúp giảm CRP, một chất chỉ điểm phản ứng viêm trong máu.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng của 10 loại đậu phổ biến và xác định một loạt các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp cải thiện bệnh viêm khớp.
Các nguồn thực phẩm tốt nhất là: đậu đỏ nhỏ, đậu thận, đậu cúc (đậu pinto)…
Tỏi
Tỏi đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp và ngăn ngừa tổn thương sụn do viêm khớp. Tỏi cũng có thể tăng cường chức năng của một số tế bào miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Vì vậy, việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống giúp người bệnh viêm khớp cải thiện triệu chứng của bệnh cũng như có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Quả mâm xôi đỏ
Giống như dâu tây, loại quả mọng này có hàm lượng vitamin C và anthocyanin cao nhất. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy chiết xuất từ trái cây này hỗ trợ làm giảm viêm và các triệu chứng viêm khớp. Chúng cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh như bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường loại 2.
Quả bơ
Hương vị béo ngậy của loại quả này một phần là do nó có nồng độ cao chất béo không bão hòa đơn chống viêm. Bơ cũng rất giàu carotenoid lutein và là một nguồn cung cấp vitamin E, có tác dụng chống viêm. Chế độ ăn giàu các hợp chất này có liên quan đến việc giảm nguy cơ tổn thương khớp ở giai đoạn đầu viêm khớp.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, ăn bơ hàng ngày làm tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu).
Mặc dù là trái cây có hàm lượng calo tương đối cao, nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn bơ thường xuyên có xu hướng nhẹ cân hơn và có vòng eo nhỏ hơn. Điều này có thể do hàm lượng chất xơ và chất béo cao có thể giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn.
Quả nho
Cả hai loại nho trắng và nho có màu sẫm đều là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất chống oxy hóa có lợi và các polyphenol khác. Nho đen và đỏ tươi cũng chứa resveratrol, một hợp chất tốt cho tim đồng thời cũng là một chất chống viêm mạnh.
Các nghiên cứu cho thấy hợp chất hoạt tính sinh học này hoạt động trên các mục tiêu tế bào giống như thuốc chống viêm không steroid. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu tiềm năng của nó trong việc cải thiện các triệu chứng của viêm khớp cũng như các bệnh mạn tính khác liên quan đến lão hóa.
Tác giả: Vũ Ngọc