Từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao truyền thống hiếu học, đề cao việc thi cử tìm người tài. Thời xưa, việc tổ chức các kì thi và tìm ra người đứng đầu - trạng nguyên là điều quan trọng được triều đình và người dân quan tâm. Trong lịch sử khoa bảng từ năm 1075-1919, có một dòng họ có tới 1.063 đỗ đại khoa. Đó chính là họ Nguyễn. Con số này gấp 4 lần số lượng người họ Lê đỗ đạt (họ Lê là họ có số lượng người đỗ đạt khoa bảng đứng thứ 2 trong lịch sử nước ta).
Tể tướng Định Quốc Công - Nguyễn Bặc (924-979), khai quốc công thần của vua Đinh Tiên Hoàng, được tôn là thủy tổ của dòng họ Nguyễn. Quê của ông ở Ninh Bình. Ông là bạn đồng niên cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.
Năm 1247, dưới thời nhà Trần, Nguyễn Hiền (1235-1255) trở thành trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử Việt Nam. Khi đó, ông mới chỉ 13 tuổi.
Từ thời nhà Trần đến thời Lê - Trịnh, họ Nguyễn có 14 danh nhân đỗ trạng nguyên. Như vậy, dòng họ Nguyễn có số lượng người đỗ trạng nguyên nhiều nhất lịch sử Việt Nam (14/46 trạng nguyên trong lịch sử nước ta mang họ Nguyễn).
Dưới thời Lý, Lê Văn Thịnh (1038-1096) là danh nhân đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên trong lịch sử khoa bảng của Việt Nam. Trên thực tế, ông không đỗ trạng nhưng vẫn được một số tài liệu gọi với danh xưng là Ông Trạng.
Dòng họ Nguyễn có nhiều người đỗ đạt nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Theo một số tài liệu ghi chép lại, trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước ta là Nguyễn Quan Quang. Ông đỗ trạng nguyên vào năm 1246 dưới thời Trần. Trong danh sách các vị trạng nguyên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), tên của Nguyễn Quan Quang được ghi trước rồi mới đến Nguyễn Hiền.
Lê Văn Hưu (1230-1322), tác giả bộ quốc sử đầu tiên của nước ta "Đại Việt sử ký", thi đỗ bảng nhãn khi mới 17 tuổi vào năm Đinh Mùi (1247).
Dưới thời Lê Trung Hưng, Trịnh Tuệ (Trịnh Huệ) quê ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá là trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng của nước ta.
Người phụ nữ duy nhất từng thi đỗ đại khoa trong thời phong kiến ở nước ta là Nguyễn Thị Duệ. Năm 1594, bà đỗ tiến sĩ dưới thời vua Mạc Kính Cung.
Nguyễn Trung Trực (1417-1474) là trạng nguyên đầu tiên được dựng bia khắc tên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông đỗ đầu trong kì thi năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thần may mắn ban phước: 3 tuổi lộc bất tận hưởng, cuối tháng Giêng tha hồ tiền vào như nước
-
Rằm tháng Giêng: 3 con giáp ăn lộc bà Chúa Kho, giàu có bất ngờ 'chỉ sau 1 đêm'
-
Đúng 14/2, 3 cung hoàng đạo tình tiền đều cực đỏ, mọi sự hanh thông đạt được ý nguyện, hạnh phúc ngập tràn
-
Chuông Vàng đã điểm: 4 con giáp phát Tài phát Lộc, thu tiền ngập két trong tháng 3/2025
-
Từ Rằm tháng Giêng: 3 tuổi Bề Trên Cho Lộc, tiền vào như nước Sông Hồng, 1 tuổi ước gì được nấy