Để nhà bếp thế nào mới là hợp phong thủy để ăn nên làm ra, tiền tài kéo đến?

( PHUNUTODAY ) - Bố trí nhà bếp theo phong thủy: Bạn không biết điều này sẽ hối không kịp - lưu ý ngay lập tức.

Thông thường các chuyên gia phong thủy sẽ kiến nghị bạn nên thiết kế nhà bếp ở một trong những vị trí xấu đối với cung mệnh của người lớn tuổi nhất trong nhà, như thế có thể giúp “áp chế” sát khí từ những vị trí không tốt này.

 

Nguyên nhân chủ yếu là do dương khí từ bếp lò tỏa ra có thể điều hòa uế khí của “hung vị”, đạt hiệu quả cải thiện phong thủy nhà bếp nói riêng và cả ngôi nhà nói chung. Điều đáng lưu ý hơn là cố gắng đừng xây nhà bếp ở hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Nam, vì nếu nhà bếp nằm ở vị trí này sẽ dễ khiến cho nữ chủ nhân trong nhà tính khí thất thường, dễ nóng nảy và gặp các vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, nó cũng khiến các thành viên trong gia đình thường xuyên cãi vã, bất đồng.

Áp dụng quy tắc tam giác trong bếp

Trong bếp có 3 điểm quan trọng nhất là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu nên bố trí theo hình tam giác để hạn chế việc đi lại. Ở khu vực chế biến thực phẩm, nếu thuận tay phải, bạn hãy bố trí bồn rửa, bàn chế biến và bếp nấu từ trái sang phải. Nếu thuận tay trái, bạn nên xếp ngược lại.

Không gian có thể thay đổi chức năng

Chiếc bàn có thể mở rộng giúp bạn tiếp nhiều khách hơn, sử dụng thay thế cho đảo bếp. Ngược lại, nếu bếp nhỏ, bạn có thể sử dụng đảo bếp hoặc quầy bar làm bàn ăn.

Kích thước của bếp hợp lý

Chiều cao tủ đồ, đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa và bếp cần tuân theo các quy định chuẩn mực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chiều cao của người thao tác chính trong nhà, bạn có thể điều chỉnh một chút để không phải với tay lên quá cao khi lấy bát đĩa hay bị vướng víu khi hai người cùng nấu bếp.

Mọi thứ bên trong nhà bếp cần phù hợp ngũ hành “sinh - khắc”

Trong nhà bếp luôn có hai yếu tố tương khắc lẫn nhau, đó là nước chảy từ bồn rửa chén và lửa từ bếp lò. Vì vậy, bạn cần chú ý khi sắp xếp hai vật dụng này. Bếp lò không được đặt quá gần hoặc đối diện với bồn rửa, ống nước hay tủ lạnh. Ngoài ra, bếp lò cũng không nên đặt ở vị trí trung tâm nhà bếp, vì nếu đặt ở đây sẽ khiến trọng tâm của gian bếp trở nên hỏa khí quá thịnh, khiến thành viên trong gia đình bất hòa, tình cảm dễ rạn nứt.

Cân bằng âm dương

Như ở trên đã nói, trong bếp luôn có thủy - hỏa tương khắc ở cùng một không gian, vì vậy nếu như có thể cân bằng hai yếu tố này sẽ có thể cải thiện phong thủy nhà bếp, tạo nên không gian hài hòa, có lợi cho người sống trong nhà.

Ngoài ra, nhà bếp trong phong thủy học được xếp vào yếu tố thuộc “âm”, thường dùng để tích trữ và chế biến thức ăn, vì vậy không phải lúc nào cả gia đình cũng quây quần trong không gian này, thế nên nếu bạn thiết kế một góc bếp trở thành khu vực ăn uống chung cho cả nhà sẽ có thể tăng cường dương khí cho nhà bếp, đạt đến cân bằng âm dương.

Tác giả: Ngọc Lê