Để trải qua ca sinh mổ người mẹ phải rạch đến 7 lớp da đau đớn như thế nào

( PHUNUTODAY ) - Khi mẹ không đảm bảo đủ điều kiện sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sinh mổ để tránh rủi ro tai biến cho cả mẹ và con trong ca sinh.

Ngày nay, tỷ lệ các các sinh mổ đang ngày càng gia tăng vì nhiều lý do. Mặc dù có những ưu điểm nhất định như đẻ nhanh, phòng ngừa rủi ro khi sinh, thì không thể phủ nhận phương pháp này vẫn là một ca phẫu thuật lớn. Và cũng như bất cứ ca phẫu thuật nào, đẻ mổ khiến người mẹ vô cùng đau đớn với vết thương dài từ 10-15 cm để lại trên bụng sau sinh.

Trước khi xem những bức ảnh dưới đây, có thể rất nhiều người đàn ông cho rằng phụ nữ sinh con là một quá trình tất yếu, sinh mổ cũng đơn giản thôi, không cần làm quá lên. Nếu bạn thật sự nghĩ như vậy, hãy xem những bức hình dưới đây để hiểu rằng người vợ của mình, mẹ của con mình cần được yêu thương nhiều hơn.

 Khâu quan trọng đầu tiên trước khi mổ là gây tê. Trong trường hợp khẩn cấp, gây mê toàn thân sẽ giúp cuộc phẫu thuật tiến hành sớm hơn, giảm thiểu những biến cố xảy ra. Trong trường hợp thông thường, lựa chọn đầu tiên sẽ là gây tê từng vùng.

 Chuẩn bị trước ca mổ với vô số dụng cụ y tế.

 Chuẩn bị khử trùng vị trí phẫu thuật.

 Bác sĩ đeo găng tay, một lần nữa khử trùng sạch sẽ để bảo đảm cả quá trình không bị nhiễm khuẩn.

 Bắt đầu ca mổ, nhẹ nhàng rạch ngang lớp biểu bì chứ không phải một nhát “mổ phanh” như chúng ta vẫn nghĩ.

 Từ từ mở từng lớp một, cần phải mở 7 lớp da bụng mới có thể rạch ra một “miệng” lớn, độ dài của vết rạch phụ thuộc vào kích thước đầu thai nhi.

 Đầu tiên đưa đầu của bé ra trước, bác sĩ sẽ dùng phương pháp chuyên ngành của mình đẩy nhẹ lên bụng sản phụ, phần cơ thể đứa bé cũng được đưa ra một cách thuận lợi.

 Vừa tách ra khỏi người mẹ, bé được y tá làm sạch nước ối trong miệng.

 Bác sĩ cắt dây rốn kết nối giữa cơ thể mẹ và bé.

Y tá dùng bông gạc lau người cho bé, đặc biệt ở phần tai, mũi, miệng.

 Lau sạch người xong, bé được cuốn vào chăn và bế ra ngoài để tiêm phòng, y tá còn mang theo cả giấy tờ cá nhân của bé.

Sau khi hoàn tất, bắt đầu khâu miệng vết thương. Khi mổ thì bắt đầu từng lớp từ ngoài cùng vào trong, lúc khâu sẽ làm ngược lại, phải khâu tất cả là 7 lớp.

 Bây giờ đều áp dụng kỹ thuật khâu thẩm mĩ, vì thế nhìn từ trên da sẽ không thấy mũi khâu nào.

 Dùng băng gạc bịt miệng vết thương để tránh nhiễm trùng. Đến đây, ca sinh mổ này coi như thành công mỹ mãn. Người mẹ này sẽ nhanh chóng được gặp con mình.

Tác giả: Vũ Hồng Loan