1. Vứt bỏ những người và thứ không xứng đáng
Con người khi đến một độ tuổi nhất định thì nên suy ngẫm trong cuộc sống của bạn có được bao nhiêu người bạn thực sự đáng để mình tin tưởng, phó thác, và có được bao nhiêu đoạn tình cảm khắc cốt ghi tâm. Bởi đây chính là những của cải quý báu nhất của cả một đời người.
Khi đến tuổi trung niên, bạn phải học cách bỏ đi một số việc hay những người không quan trọng. Bởi đây là những điều không còn ý nghĩa đối với bạn. Nếu không chịu buông bỏ, bạn chỉ tự tăng gánh nặng cho bản thân song nếu buông xuống thì cuộc đời sẽ hạnh phúc.
Cuộc sống có được thì cũng có mất, muốn có được những thứ tốt đẹp hơn thì phải biết buông bỏ những gì không đáng, muốn sống một đời vui vẻ thì nhất định phải học được cách đặt xuống những người và việc không cần thiết, cản trở bước tiến của bạn.
2. Vứt bỏ sự mềm lòng
Khiếm khuyết lớn nhất của con người chính là tâm quá mềm yếu. Nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của lòng tốt nhưng khi đã gần qua nửa đời người rồi thì bạn cần phải hiểu được rằng sự lương thiện ấy có khả năng sẽ phá hỏng nửa đời sau của bạn.
Vì thế quá mềm lòng không phải là điều tốt. Đôi khi đứng trước những yêu cầu vô lý, bạn nên từ chối một cách dứt khoát, thay vì thiếu quyết đoán để đưa đến những quyết định sai lầm.
Có thể, một câu hứa để chấp nhận một yêu cầu nào đó cũng có thể đem đến cho bạn nhiều phiền toái. Đến khi bạn chợt nhận ra mình không thể xử lý được, muốn buông bỏ thì đã quá muộn.
3. Vứt bỏ sự bi quan
Cuộc đời sẽ luôn có những gập ghềnh, khó khăn song cuối cùng mọi chuyện đều có cách giải quyết. Vậy tại sao không ít người lại chọn cách từ bỏ giữa đường hoặc cuối cùng lại thất bại? Chung quy lại cũng bởi 2 chữ "bi quan".
Tuy nhiên, một khi đã bước qua tuổi trung niên, bạn cần hiểu rõ, bi quan chỉ khiến cuộc đời trở nên ảm đạm và sầu khổ.
Vì thế, thay vì bi quan hãy học cách mỉm cười và đối diện với mọi chuyện trong cuộc sống. Chỉ có vậy bạn mới có thể vượt qua những phong ba bão táp của cuộc đời.
4. Vứt bỏ lời phàn nàn
Nhiều khi chúng ta dễ dàng buông lời phàn nàn về công việc không được suôn sẻ, phàn nàn rằng vợ không đủ tốt, phàn nàn xã hội quá khắc nghiệt. Song thực tế chúng ta chỉ biết kêu ca chứ không đi tìm lý do của vấn đề.
Thế giới này luôn khách quan và công bằng với tất cả mọi người. Phàn nàn, oán trách không phải là cách bạn giải quyết mọi chuyện, trái lại chỉ cho thấy bạn đang tràn đầy sự thất vọng về cuộc sống và cả chính bản thân mình.
Khi bạn ngồi phàn nàn về mọi thứ cũng là lúc bạn chống lại cả thế giới, không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bản thân chịu thêm sự giày vò và mệt mỏi.
Đôi khi nếu chúng ta vì một chút phiền muộn mà oán trách, chúng ta sẽ chỉ tiếp tục nhận được phiền muộn mà thôi.
Bởi vậy dù ở độ tuổi nào hãy buông xuống sự phàn nàn, oán trách vì đó là con đường duy nhất để thoát khỏi phiền não. Khi nỗ lực thoát ly cảm xúc oán giận, bạn sẽ phát hiện ra rằng, chẳng có gập ghềnh nào không thể vượt qua.
Đừng khiến phàn nàn và than vãn trở thành thói quen. Nếu bạn thỉnh thoảng phàn nàn hoặc than vãn, không sao cả. Tuy nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ tương tự như ban sử dụng đồ uống có cồn: bạn càng uống, bạn càng khát.
Tác giả: Dương Ngọc
-
5 lời khuyên giúp “dân công sở” cải thiện công việc và thăng tiến nhanh chóng
-
8 điểm hấp dẫn "chết người" ở chị em khiến đàn ông say mê
-
9 điều phụ nữ thông minh và tự tin không bao giờ làm
-
Vợ chồng muốn trong ấm ngoài êm phải thường xuyên làm những việc này với nhau
-
Có một kiểu người “vĩnh viễn không già” không bao giờ già đi? Họ là người như thế nào?