Cô ứng viên trả lời "nhạt" nhất nhưng lại trúng tuyển
Muốn vào được các công ty lớn đầu ngành và có danh tiếng, các ứng viên phải trải qua những cuộc phỏng vấn ngày càng khó khăn hơn. Đôi khi, không phải cứ có kinh nghiệm hay năng lực là đã đủ điều kiện để lựa chọn mà nhà tuyển dụng còn đánh giá ứng viên dựa trên nhiều khía cạnh khác.
Do đã chuẩn bị kỹ càng trước về kiến thức chuyên môn cùng thông tin công ty, tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn liên quan, cô sinh viên đã thể hiện rất tốt trong nửa đầu cuộc phỏng vấn, thành công tiến vào vòng hỏi đáp cuối cùng. Ở trong phòng riêng, giám đốc bộ phận nhân sự bất ngờ đưa ra một câu hỏi khiến tất cả ứng viên đều ngỡ ngàng: "Nếu cho bạn 3 tỷ đồng để ngồi tù trong vòng 1 năm, liệu bạn có đồng ý hay không? Các bạn hãy cho tôi câu trả lời sau 3 phút cân nhắc."
Mặc dù không ai kịp chuẩn bị tâm lý cho câu hỏi này, mọi người vẫn nhanh chóng ổn định và chìm vào suy nghĩ riêng của bản thân. Sau khi ba phút nhanh chóng trôi qua, vị giám đốc quay lại phòng và yêu cầu từng người trả lời.
Một cậu thanh niên nhanh chóng giơ tay đầu tiên. Cậu trả lời rằng: "Trước hết, tôi cho rằng câu hỏi này không thể thành lập dựa trên các điều kiện cơ bản. Dựa vào quy chế luật pháp hiện hành, sẽ chẳng có ai được phép bỏ ra 3 tỷ để nhờ người khác ngồi tù thay cả. Vì vậy, câu trả lời của tôi chính là không có câu trả lời cho tình huống giả lập sai lầm này."
Vị giám đốc không nói gì mà chỉ cười.
Thấy vậy, một cô gái khác lập tức đứng dậy và đưa ra câu trả lời khác: "Số tiền 3 tỷ này thực ra có thể coi như một khoản lương ứng trước cho cả năm. Nếu coi "đi tù" là một công việc, một nhiệm vụ được cấp trên giao phó để hoàn thành, sau khi thực hiện tốt có thể nhận mức lương là 3 tỷ, vậy tôi nghĩ chẳng có lý do gì không chấp nhận nó cả. Liệu có bao nhiêu công việc trên đời này giúp chúng ta kiếm ra 3 tỷ chỉ trong 1 năm cơ chứ?"
Vị giám đốc lấy làm ngạc nhiên với cách tư duy của nữ ứng viên này.
Lúc sau, một người đàn ông mặc vest công sở khác vô cùng tự tin nói ra: "Đầu tiên, tôi sẽ chấp nhận yêu cầu và nhận lấy 3 tỷ đó, nhưng tôi sẽ không đi tù. Có 3 tỷ trong tay, tôi sẵn sàng bỏ ra 1 tỷ, thậm chí là 1 tỷ rưỡi hoặc 2 tỷ để tìm một người khác sẵn sàng đi tù thay. Thế là mọi chuyện được giải quyết dễ dàng."
Vị giám đốc nghe xong câu trả lời thì không ngừng tán dương năng lực phản ứng và sự linh hoạt của người đàn ông này.
Cuối cùng, đến lượt nữ sinh viên nọ. Thật bất ngờ khi cô là người duy nhất từ chối thẳng thừng yêu cầu ấy: "Xin lỗi nhưng tôi sẽ không bao giờ đồng ý với cách trao đổi này. Đầu tiên, không bàn đến vấn đề cả đời này tôi có kiếm nổi 3 tỷ đó hay không, nhưng tôi chắc chắn rằng, người nào nên nhận chế tài của pháp luật thì bắt buộc phải nhận đủ mới thôi, người nào phải đi tù dù là 1 năm, hay chỉ 1 ngày, thì cũng bắt buộc phải tự mình ngồi tù theo đúng luật pháp.
Việc dùng tiền để lách luật hoặc làm trái với pháp luật là một điều không thể chấp nhận. Tôi không cho rằng đồng tiền có thể giải quyết tất cả vấn đề, kể cả những sai lầm không thể cứu vãn. Đã làm sai thì phải chấp nhận bị trừng phạt xác đáng!".
Sau khi nghe câu trả lời của cả bốn người, vị giám đốc suy nghĩ kỹ càng một hồi rồi đứng dậy bắt tay với nữ sinh viên. Ông tuyên bố rằng: "Xã hội bây giờ, mọi người ngày càng tài năng, nhưng cũng ngày càng đánh mất giới hạn và lòng tự trọng của chính mình.
Trước thành nhân, sau mới thành tài. Một nhân viên chân chính mà chúng tôi cần tìm phải là người biết giữ lòng chính trực như cô gái này, có như vậy, họ mới trung thành và tận tâm cống hiến, không bị mua chuộc bởi tiền bạc mà làm ra hành vi bán đứng công ty!".
Thứ quyết định thu nhập của bạn: Không phải năng lực, không phải trình độ, mà chính xác là thái độ
Có rất nhiều người dù đã làm việc được vài năm, nhưng năng lực cũng chỉ ở mức bình bình, thành tích thì không có, lương lẹt đẹt vài ba triệu. Tại sao vậy? Đó chính là do thái độ mà ra.Trong thâm tâm họ có một quan niệm rằng, chỉ cần hoàn thành những công việc mà lãnh đạo giao phó, không gây ra sai lầm lớn nào, vậy là ổn. Họ chưa từng đặt ra mục tiêu cao hơn cho bản thân, cũng không có xu hướng cải thiện bản thân, không check lại những công việc đã làm.
Chẳng hạn như sếp bạn giao cho bạn một nhiệm vụ mới, từ trước đến giờ bạn chưa từng làm qua công việc nào như thế. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, trong lòng cảm thấy phiền phức khó chịu, vì vậy bạn quyết định không làm nữa.
Nhưng, nếu bạn suy nghĩ nghiêm túc hơn, hướng tới mục tiêu là học hỏi, mở mang kiến thức, bạn sẽ biết phải hỏi ai và phải làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi lãnh đạo giao thêm việc cho bạn, điều đó có nghĩa là họ đang để ý, cân nhắc bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng đây là một thói quen của các nhà tư bản, mà làm việc một cách miễn cưỡng. Kết quả nhận được dù không quá tệ nhưng cũng không được xuất sắc. Làm việc không chỉ là vì tiền, mà về lâu dài chúng ta nên biến công việc thành công cụ nâng cao năng lực và giá trị của bản thân, như vậy làm việc sẽ không quá mệt mỏi mà chúng ta còn thu được rất nhiều lợi ích.
Tác giả: Minh Ngọc
-
Nếu đã bước qua tuổi 40, đây là 4 việc ai cũng nên làm để sống thanh thản an nhiên, 1 đời thuận lợi
-
Lộ thêm bằng chứng Hoa hậu Kỳ Duyên và người mẫu Minh Triệu đang hẹn hò bí mật
-
Sự khác biệt giữa thánh nhân và người thường mấu chốt ở điểm này
-
Chuyện thỏ câu cá bằng cà rốt và bài học sống còn ở đời, ai hiểu được ắt sẽ thành công
-
Vụ Việt Kiều bị tạt axit, cắt gân chân: Bí ẩn từ lời nói sau cuối của nạn nhân lúc gặp họa