1. Xin đừng cho mình là thanh cao
Trời cao còn có trời cao hơn nữa, núi cao còn có núi cao hơn, cũng như chúng ta sống ở đời, người cao còn có người cao hơn. Cổ ngữ có câu: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, ấy cũng là ý tứ này. Cái hạnh của người quân tử là lấy tĩnh dưỡng thân, lấy kiệm dưỡng đức, người không thanh bạch ắt không sinh trí tuệ, tâm không tĩnh thì tiến xa chẳng được. Cho dù người khác tôn mình làm chủ, thì bản thân mình vẫn không nên tự coi mình là chủ.
2. Không nên tùy tiện đưa ra lời hứa
Lời nói ra phải đáng tin. Gieo hành động thì sẽ nhận thói quen, gieo thói quen thì sẽ nhận được tính cách, gieo tính cách sẽ nhận được vận mệnh, do đó thói quen tạo nên một người.
3. Không nên tuỳ tiện cầu xin người khác
Coi bản thân như người khác, đau khổ sẽ ít đi, còn niềm vui thì bình lặng. Xem người khác như bản thân, đồng cảm và thấu hiểu. Xem người khác như người khác, tôn trọng lẫn nhau. Xem bản thân là chính mình, trân quý chính mình, sống đời vui vẻ.
Ở đời hiểu được người khác là trí huệ, được người khác hiểu mình là hạnh phúc, còn hiểu được chính mình lại là bậc Thánh nhân.
4. Không nên cưỡng cầu
Người vốn dĩ chính là người, cần gì phải cố ý để làm người. Cũng như một người bình thường cố ý chứng minh mình là người bình thường ắt sẽ thành bất thường. Cuộc đời xưa nay vốn là như vậy, làm người thì có ba cảnh giới: Khi còn trẻ nhìn núi là núi, nhìn sông là sông; đến tuổi trung niên, nhìn núi không phải núi, nhìn sông lại chẳng phải là sông; còn người đến cuối đời thì nhìn núi vẫn là núi, nhìn sông vẫn là sông, đại đạo lấy tự nhiên làm gốc.
5. Không nên cười nhạo người khác
Tổn thương người khác vui được nhất thời, nhưng tổn thương là mãi mãi. Con người ta sống ở trên đời cần nương tựa nhau mà sống, trên đời vạn vật sinh ra đều cần nương tựa vào nhau, ngay cả sỏi đá cũng cần có bạn đồng tồn. Vậy nên làm người thì cần phải biết cảm ơn người khác, cảm ơn thiên nhiên bao bọc che chở, cảm ơn cha mẹ khổ nhọc sinh thành, cảm ơn vạn vật nuôi ta khôn lớn, cảm ơn cỏ cây toả hương thơm ngát, cảm ơn nghịch cảnh dạy ta kiên cường.
Sự khác biệt giữa “dũng” của người thường và của thánh nhân
Thế nào gọi là “cái dũng của thánh nhân?” Cái “dũng” của người thường là dựa vào sức mạnh, vũ lực mà có được, còn cái “dũng” của thánh nhân chính là một loại thái độ xử thế.
Đó là người hiểu mệnh trời, thuận mệnh trời, lâm nguy mà không sợ, gặp khốn khó nguy nan mà không hoảng, vô luận là gặp phải khó nạn gì cũng có thể giữ được tâm thái điềm tĩnh, bình thản. Khổng Tử chính là dựa vào cái “dũng” này mà không sợ hãi, bình an vượt qua đại nạn sinh tử, hóa thù thành bạn, chuyển nguy thành an.
Tại sao bậc thánh nhân không dựa vào vũ lực mà khiến người người kính nể? Bởi vì bậc thánh nhân mang theo mình đạo trời, cách hành xử của họ là phù hợp đạo trời. Nho gia cho rằng, ông trời chỉ giúp người có đức, thánh nhân là người có đức độ cao thượng nên sẽ được trời giúp.
Cho nên có câu: “Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi” (Có thể được Thượng Thiên bảo hộ thì mọi sự cát tường, không có chỗ nào bất lợi). Bởi vậy, có những lúc, bậc thánh nhân có thể “không làm mà sự vẫn thành”, không dùng vũ lực mà vẫn có uy, không chiến mà vẫn khiến địch khuất phục, không mặc Hoàng bào mà vẫn có thể trị được thiên hạ thái bình, dân an.