Xe không chính chủ là gì? Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.
Như vậy, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Nghĩa là, nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt với lỗi này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.
Như vậy, người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:
– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).
(Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Đi "xe không chính chủ" xử phạt bao nhiêu tiền?
Việc không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế xe được xem là vi phạm pháp luật, gọi là "xe không chính chủ".
Theo quy định tại khoản 4 của Điều 30 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 của Điều 2 trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị xử phạt tiền. Cụ thể, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Điều này nhằm khuyến khích mọi người thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý khi thay đổi chủ sở hữu xe, đảm bảo tính pháp lý và tạo ra sự minh bạch, tránh việc sử dụng xe không chính chủ. Việc xử phạt có tính chất giáo dục, nhằm cảnh báo và đề cao ý thức người dân và tổ chức về việc thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan đến việc sở hữu và sử dụng xe cơ giới.
Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua, cho, tặng, phân bổ, điều chuyển hoặc thừa kế xe là cần thiết, không chỉ để đảm bảo tính pháp lý mà còn để đảm bảo an toàn và trật tự giao thông. Nếu vi phạm, mọi người cần chấp hành quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều khiển xe không chính chủ có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Căn cứ vào các quy định tại Điều 82 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 của Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, chúng tôi xin trình bày chi tiết hơn về việc tạm giữ phương tiện và giấy tờ có liên quan đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định nêu trên.
Theo quy định, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn vi phạm ngay lập tức, người có thẩm quyền có quyền thực hiện tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt. Quy tắc tạm giữ phương tiện được áp dụng cho các hành vi vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; và khoản 10 Điều 5;
b) Vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; và khoản 9 Điều 6;
c) Vi phạm quy định tại điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; và khoản 9 Điều 7;
d) Vi phạm quy định tại điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); và khoản 4 Điều 8;
đ) Vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 11;
e) Vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; và điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Vi phạm quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; và khoản 9 Điều 21;
k) Vi phạm quy định tại điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; và điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 33.
Các quy định này nhằm bảo đảm tính pháp lý và thực thi công lý trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến phương tiện giao thông.
Vì vậy, điều khiển xe không chính chủ không chỉ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức, mà còn có thể bị thực hiện tạm giữ phương tiện nếu vi phạm nằm trong các quy định nêu trên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tạm giữ phương tiện phải tuân thủ đúng quy trình và các điều kiện quy định tại Nghị định để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của người vi phạm và đơn vị thực hiện.
Thủ tục đăng ký sang tên xe từ ngày 15/8/2023
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 24/2023/TTT-BCA thì thủ tục đăng ký sang tên xe từ ngày 15/8/2023 được thực hiện như sau:
- Thủ tục thu hồi
+ Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; nộp hồ sơ thu hồi quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định;
+ Sau khi kiểm tra hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định (có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe): 01 bản trả cho chủ xe; 01 bản lưu hồ sơ xe; trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện xác minh theo quy định.
- Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe
+ Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe (đối với trường hợp di chuyển nguyên chủ): Kê khai giấy khai đăng ký xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này;
+ Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
+ Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này); trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích;
+ Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp được cấp biển số theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này) tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích.
Trường hợp đăng ký xe di chuyển nguyên chủ thì được giữ nguyên biển số định danh (biển 05 số); trường hợp biển số cũ là biển 3 hoặc 4 số thì cấp đổi sang biển số định danh theo quy định tại Thông tư này.
Ngoài ra, việc đăng ký sang tên xe được thực hiện khi:
- Khi chuyển quyền sở hữu xe hoặc chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác (sau đây gọi chung là di chuyển nguyên chủ), chủ xe phải làm thủ tục thu hồi tại cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó.
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe (đối với trường hợp di chuyển nguyên chủ) làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe tại cơ quan đăng ký xe theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
2 cách kết bạn trên Zalo không cần số điện thoại: Mẹo hay ai cũng nên bỏ túi
-
Lương 7 triệu vẫn mua được nhà với cách tiết kiệm và chi tiêu này, áp dụng ngay,
-
Đang nằm viện thẻ BHYT hết hạn thì có được hưởng tiếp những quyền lợi hay không?
-
Xem chi tiết bảng lương của công chức, viên chức trước và sau ngày 1/7/2024
-
Lừa đảo tinh vi: Giả mạo đồng bộ Căn cước công dân, chiếm đoạt tiền