Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) được sửa đổi bổ sung bởi Điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Khoản 4, Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, đi xe máy vào đường ngược chiều có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, bạn không thể tiến hành các hoạt động lái xe đã ghi trong giấy phép.
Đi xe ngược chiều, mở cửa xe thì bị phạt bao nhiêu?
Thưa luật sư, xin hỏi: Cho tôi hỏi khi lưu thông xe ngược chiều, bỏ chạy khi bị cảnh sát giao thông có yêu cầu dừng xe thì mức phạt tiền là bao nhiêu? Và hình thức xử phạt như thế nào là đúng thẩm quyền ? Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt như sau:
+) Đối với ô tô:
"5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;" (Điểm c Khoản 5 Điều 5)
Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (Điểm c Khoản 11 Điều 5)
+) Đối với xe máy:
"5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;" (Khoản 5 Điều 6)
Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. (Điểm b Khoản 10 Điều 6)
Thưa luật sư, Em tên khang vào sáng nay em có đi trên một chiếc xe oto đến viện tim khi xe vừa cập vào lề cách lề 2,5 m do sơ ý em mở cửa xe ra va chạm vào một xe gắn máy làm xe ngã vào trong lề . cho em hỏi như thế em có bị công an phạt tiền không ạ , và phạt khoảng bao nhiêu ạ?Mức phạt cụ thể quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
"2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:.......
g)......mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;"
Ngoài ra, thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (Điểm b Khoản 10)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Không mang giấy phép lái xe, đi ngược chiều bị phạt lỗi?
Hỏi: Cho tôi hỏi tôi có đi ngược chiều không mang giấy phép lái xe và CMND nên bị thu phương tiện xe và trong biên bản họ ghi đi ngược chiều, không có giấy phép lái xe và CMND, thế tôi đã phạm những lỗi nào? Trong biên bản có 1 phần họ ghi đến trước 3 ngày để giải trình là sao?
Trả lời:
Bạn đi ngược chiều không mang giấy phép lái xe và CMND nên bị thu phương tiện xe và trong biên bản cánh sát giao thông ghi đi ngược chiều, không có giấy phép lái xe và CMND.
Bạn đi ngược chiều và không mang theo giấy phép lái xe như vậy bạn vi phạm 2 lỗi trong lĩnh vực giao thông đường bộ: thứ nhất là lỗi đi ngược chiều và thứ hai là lỗi lái xe không mang theo giấy phép lái xe
Bạn hãy căn cứ vào các quy định sau đây để xác định lỗi vi phạm của mình
Theo Khoản Khoản 5 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ người điều khiển xe đi ngược chiều sẽ bị xử phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Bạn không mang theo giấy phép lái xe?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
Bạn nói trong biên bản "họ ghi đến trước 3 ngày để giải trình". Như vậy thì khoảng thời gian ba ngày bạn phải mang giáy phép lái xe và các giấy tờ liên quan đến xuất trình để chứng tỏ là bạn không mang theo giấy phép lái xe. Đây là khoảng thời gian để cơ quan giải quyết căn cứ ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của mình
Theo Khoản 2 Điều 75 Nghị Định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Cách chia sẻ bài viết, video từ Facebook sang Zalo siêu nhanh và đơn giản
-
3 trường hợp đất không giấy tờ được cấp Sổ đỏ vào năn 2025: Người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Từ 2025, những trường hợp đất không giấy tờ sau sẽ được cấp Sổ đỏ, người dân cần nắm rõ
-
2 cách khôi phục tin nhắn đã xóa trên Zalo đơn giản: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến
-
Uống 1 ly rượu, 1 cốc bia có bị phạt nồng độ cồn không?