Sổ đỏ được thế chấp ở nhiều ngân hàng
Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn."
Dựa theo quy định nêu trên, có thể thấy, được phép thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng với điều kiện sổ này có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Khi muốn thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng, cá ngân phải thông báo cho ngân hàng về việc tài sản đảm bảo đang được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác (trong trường hợp này là sổ đỏ đang được sử dụng để thế chấp ở một ngân hàng khác).
Điều kiện thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo quy định nêu trên, điều kiện để được thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Tổng hợp các vấn đề nêu trên, để thế chấp một sổ đỏ tại nhiều ngân hàng, người dân cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Tại thời điểm thế chấp, giá trị bất động sản lớn hơn tổng số tiền vay tại các ngân hàng.
- Người có nhu cầu thế chấp sổ đỏ phải thông báo tình trạng tài sản đang thế chấp cho ngân hàng nhận thế chấp tiếp theo.
- Việc thế chấp sổ đỏ với ngân hàng cần được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ thỏa thuận về việc xử lý tài sản nếu phát hiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Khi rơi vào trường hợp không có thỏa thuận từ trước, bên nhận thế chấp có thể bán đầu giá tài sản đảm bảo.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Từ nay, xây nhà phạm 5 lỗi này bị phạt lên tới 120 triệu đồng: Ai không biết dễ thiệt thòi
-
Năm 2024: Ai đứng tên Sổ đỏ sẽ hưởng 7 quyền lợi đặc biệt, không biết quá tiếc
-
2 trường hợp sẽ bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại năm 2024: Kiểm tra ngay để không mất số
-
3 mốc thời gian phải nhớ khi sang tên Sổ đỏ, người dân nên nắm
-
Kể từ nay: Người dân tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng thêm 3 quyền lợi mới này, đó là gì?