Người ta vẫn thường ví "không có đau gì bằng đau đẻ" để mô tả những đau đớn người phụ nữ phải chịu khi sinh con. Chính vì vậy, khi đau đẻ kéo dài hoặc kiệt sức do sinh thường, nhiều sản phụ thường "đòi", thậm chí van xin bác sĩ cho mổ. Vậy nhưng, có ai biết một ca sinh mổ từ đầu đến cuối diễn ra thế nào không?
Nhiều người cho rằng sinh mổ chỉ đơn giản là phẫu thuật phần bụng người mẹ, lấy em bé ra và khâu lại. Trong cả quá trình, sản phụ đều được tiêm thuốc tê nên đâu có đau đớn gì. Đúng vậy. Sinh mổ có thể không phải chịu đau đớn bằng sinh thường nhưng đó cũng là một hành trình "đáng sợ" không kém.
Dưới đây là những nỗi đau mà mẹ sinh mổ phải chịu đựng:
Mất máu nhiều
Việc sinh mổ khiến người mẹ mất rất nhiều máu, không chỉ trong quá trình sinh con mà còn cả trong chu kì kinh nguyệt. Việc mất máu nhiều bất thường trong chu kì kinh nguyệt sau khi sinh mổ có thể khiến cơ thể người mẹ suy nhược trầm trọng. Vì thế, khi mất máu quá nhiều, người mẹ cần được truyền máu ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe.
Gặp lại cơn đau khi thuốc tê hết tác dụng lúc bắt đầu rặn đẻ
Khi tử cung mở 4cm, mẹ bầu được phép tiêm thuốc gây tê màng cứng; tuy nhiên thuốc gây tê có thể hết tác dụng ngay lúc tử cung đủ độ mở để thai nhi chào đời. Lý do là vì thuốc gây tê có thể không có tác dụng nhiều ở những dây thần kinh xung quanh xương chậu. Thế nên mới có nhiều trường hợp mẹ bầu tuy không phải chịu đau lúc tử cung mở, nhưng lại phải chịu cơn đau lúc rặn đẻ.
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Trung bình, cứ 12 người phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh. Vì thế, trước khi bắt đầu mổ sinh, mẹ thường phải sử dụng một liều kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Có 3 loại nhiễm trùng phổ biến mẹ cần chú ý đó là:
Nhiễm trùng ở vết mổ: Các dấu hiệu nhận biết đó là tấy đỏ, rỉ mủ, chảy nước ở vết mổ hay vết thương bị há miệng. Đặc biệt, các mẹ bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc thừa cân sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn bình thường.
Nhiễm trùng màng trong dạ con: hay còn gọi là viêm nội mạc tử cung. Những triệu chứng của tình trạng này là chảy máu nhiều, chảy máu bất thường trong hoặc ngoài chu kì kinh, tiết dịch có mùi hoặc sốt sau khi sinh.
Nhiễm trùng đường tiểu sau khi đặt ống thông tiểu: Ống thông tiểu thường được đặt vào cơ thể mẹ trong suốt quá trình mổ và trong vòng 12 tiếng sau khi mổ để hỗ trợ người mẹ đưa nước thải ra ngoài. Nhiễm trùng đường tiểu cũng là một biến chứng thường gặp của việc sinh mổ. Dấu hiệu của tình trạng này là cơn đau dưới vùng bụng hoặc háng, sốt cao kèm cảm giác ớn lạnh và choáng váng.
Đau “hậu sinh”
Sau sinh, tử cung co lại trở về kích thước và vị trí trước khi mang thai, do đó mẹ sẽ phải chịu đựng những cơn đau co thắt tử cung. Những cơn co bóp mạnh của tử cung sẽ tống tháo các chất dư thừa (sản dịch và máu cục) ra ngoài cơ thể mẹ. Quá trình này bắt đầu ngay sau khi sinh và kết thúc trong vòng 4 đến 6 tuần. Các cơn đau tử cung xảy ra thường xuyên hơn ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì cơ tử cung yếu dần sau những lần sinh nở, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.
Những cơn đau đầu khủng khiếp
Hầu hết các ca sinh đều được thực hiện với gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống để làm giảm cơn đau của mẹ. Hai biện pháp gây tê này an toàn hơn nhiều so với các biện pháp gây tê thông thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình gây tê này không có bất kì hệ lụy nào khác.
Các hậu quả của việc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống các mẹ có thể gặp phải như những cơn đau đầu khủng khiếp, với tỉ lệ gặp phải là 0,2 – 1%. Đặc biệt, nếu mẹ đã sử dụng từ hai hình thức gây tê khi sinh trở lên sẽ có nguy cơ gặp phải cao hơn so với những người chỉ dùng một hình thức gây tê.
Nhìn chung, mặc dù đây là phương pháp có thể đảm bảo an toàn hơn cho con khi sinh, cũng như đảm bảo sự an toàn tính mạng cho cả mẹ lẫn con trong một số trường hợp đặc biệt, thì sinh mổ cũng sẽ đem lại cho mẹ rất nhiều “nỗi khổ” cũng như các nguy cơ lớn đối với sức khỏe của mẹ.
Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau và thể chất khác nhau để cảm nhận về cơn đau chuyển dạ; thế nên không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào: có người thấy đau ít và có người thấy đau nhiều. Có một điều bạn cần nhớ đó là sinh con là phải đau rồi, không đau sớm thì đau muộn thôi.
Tác giả: