"Đưa 10 người đàn ông và 1 người phụ nữ lên đảo hoang, kết quả không ngờ sau 3 tháng"

( PHUNUTODAY ) - Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

Dưới đây là  một số câu chuyện "cực ngắn" nhưng hàm chưa nhiều bài học nhân sinh quan sâu sắc.

1. Khi đưa mười người đàn ông và một người phụ nữ lên đảo hoang, ba tháng sau, những người đàn ông làm một chiếc kiệu khiêng người phụ nữ đi chơi, người phụ nữ kiều diễm rung động lòng người, mặt như hoa đào.

Sau đó, đưa mười người phụ nữ và một người đàn ông lên đảo hoang, ba tháng sau, những người phụ nữ vây quanh một gốc cây dừa, có người ném đá lên trên, có người ném trái cây trêu đùa, người đàn ông kia gầy như một con khỉ, ôm lấy cây chết cũng không chịu xuống.

Cảm ngộ: Hạnh phúc là nhìn ra được, đau khổ thì giác ngộ đến được. Chúng ta hay so sánh hạnh phúc bề ngoài của người khác với đau khổ bên trong của mình, kết quả là nỗi thống khổ của chúng ta tăng thêm. Chúng ta ghen tị với đôi cánh của loài chim biết bay, loài chim liệu có ghen tỵ với đôi chân của chúng ta? Thay vì dùng hạnh phúc của người khác để trừng phạt bản thân mình, không bằng dùng nỗi đau khổ của mình để thúc giục bản thân. Càng so bì càng hồ đồ, càng suy nghĩ càng thấu hiểu.

2. Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: “Cẩn thận, coi chừng khét!”, “Sao em bỏ ít muối thế?, “Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi”. Người vợ bưc bội: “Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!”.

Người chồng mỉm cười: “Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải”.

Cảm ngộ: Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

3. Người ăn mày nói: “Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?”, người qua đường trả lời: “Nhưng tôi chỉ có năm trăm”, người ăn mày bảo: “Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé”.

Cảm ngộ: Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

4. Rất nhiều người vì ngôi nhà mà đã hao phí hơn nửa đời người, cuối cùng một ngày phát hiện rằng, nơi ở cuối cùng của chúng ta không phải “ngôi nhà” mà là “cái hòm”. Sự khác nhau giữa cái hòm và ngôi nhà là chúng ta không phải lãng phí.

Cảm ngộ: Lấy khổ làm vui, cuộc đời của bạn sẽ rất thảnh thơi! Lấy vui làm khổ, cuộc đời của bạn sẽ rất phức tạp!

5. Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu “Kỳ hoa dị thảo” lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: “Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp”. Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: “Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế”.

Cảm ngộ: Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

6. Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:

- Em không nghe thầy gọi tên à?

Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:

- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

Cảm ngộ: Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

7.  Du lịch chỉ là đi từ nơi mình chán sống đến nơi người khác chán sống.

Cảm ngộ: Bởi vì tôi không có cánh, cho nên tôi không hoàn hảo. Bởi vì tôi rất hạnh phúc, cho nên tôi không đau khổ. Bởi vì tôi không ngu ngốc, cho nên tôi là một kẻ ngốc. Bởi vì tôi không nghĩ quá nhiều, cho nên tôi nhận được rất nhiều.

8. Thế nào là quan tâm? Phật gia giải thích là không chấp nhất (cố chấp). Một người quá cố chấp sẽ rất ít có cảm giác hạnh phúc, một người quá quan tâm người khác thì người khác thường không quan tâm đến người ấy.

Tác giả: Thạch Thảo