Bếp từ hoạt động trên nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ. Do vậy, bếp không tỏa khói, an toàn, hạn chế cháy nổ. Bề mặt bếp thường được làm bằng sứ cao cấp hoặc kính chịu nhiệt nên rất dễ vệ sinh, kể cả khi đang nấu. Các nút điều chỉnh nhiệt độ với nhiều chức năng nấu cháo, lẩu, súp, chiên, xào… được điều khiển qua màn hình LCD và một số chức năng tiện ích khác như hẹn giờ tự tắt.
Nhiều bà nội trợ thường chọn các loại bếp điện từ đôi dạng nổi có hình dáng gần giống với bếp gas nhỏ gọn để dễ dàng lắp đặt và di chuyển. Để sử dụng bếp an toàn, tiết kiệm điện, chị em trợ nên lưu ý một số điểm sau.
Đọc kỹ thông tin trên bảng điều khiển của bếp
Sai lầm phổ biến của người mới sử dụng bếp từ chính là bật chế độ nấu không đúng cách, điều này có thể gây ra tình trạng không an toàn, nhất là khi bạn đang đặt dụng cụ nấu trên bếp. Vì vậy, cần xem kỹ từng biểu tượng chỉ dẫn kèm chú thích trên bếp từ để có thể chọn đúng chức năng nấu của bếp (Xem thêm hướng dẫn sử dụng bếp từ an toàn).
Vị trí đặt bếp
Nên đặt bếp từ ở những nơi bằng phẳng. Không tăng hoặc giảm nhiệt đột ngột quá lớn khi bên trong nồi không có gì, để tránh hiện tượng nồi phải chịu nhiệt độ quá cao gây biến đổi hình dạng. Không đặt bếp từ gần những nơi có lửa hay nhiệt độ quá cao, chịu ánh nắng trực tiếp.
Do bếp từ sử dụng công suất điện cao, nên dùng phích cắm chuyên dụng, dung lượng không dưới 15A, dây điện không được nhỏ hơn 2,5mm2. Các thiết bị điện tử và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hư hỏng nếu đặt chung với bếp đang sử dụng trong phạm vi 3m.
Không dùng chế độ nhiệt cao
Bếp điện từ có khả năng đốt nóng xoong, chảo nhanh hơn nhiều so với bếp gas. Do đó nếu bật chế độ nhiệt cao nhất trước khi cho thức ăn vào, xoong chảo rất dễ bị cháy. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên để chế độ nhiệt thấp khi mới bật bếp rồi tăng dần trong quá trình nấu.
Quá trình nấu nướng
Khi đang nấu không để dao, đĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp do các vật dụng sẽ dẫn nhiệt và nóng lên rất nhanh, gây nguy hiểm. Không dịch chuyển bếp khi đang nấu. Không để thức ăn hoặc nước thấm vào mạch điện của bếp. Tuyệt đối không sờ tay vào mặt bếp khi đang nấu hoặc sau khi nấu vì nhiệt độ từ nồi có thể gây bỏng. Phải chỉnh nhiệt độ tự tắt vì bếp không có chế độ tự tắt khi thức ăn chín. Khi nấu phải đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc điện.
Dùng đúng loại nồi, chảo
Bếp từ khá kén nồi. Chất liệu nồi thích hợp nhất để dùng cho bếp từ là thép, sắt tráng men, thép không gỉ (inox) hay nồi có đáy từ (Xem thêm các loại nồi sử dụng được trên bếp từ). Nồi phải có đáy dày và phẳng, đường kính từ 12 - 26cm để hấp thụ nhiệt tốt. Bạn không nên dùng chảo nhôm vì chúng không bị nhiểm từ, do đó không nấu được trên bếp từ.
Tắt bếp trước vài phút
Tắt bếp trước vài phút khi quá trình đun nấu hoàn thành vừa là một cách tiết kiệm điện hiệu quả, vừa cũng đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ thích hợp với các món hầm và xào, không phù hợp với món chiên có nhiều dầu.
Tác giả: