Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen uống lượng nước lớn trước khi đi ngủ, điều này có thể gây tổn thương chức năng tim. Uống nước cũng nên lựa chọn thời gian thích hợp. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ rất dễ làm tăng gánh nặng cho thận, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, cản trở chất lượng giấc ngủ, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng cho tim.
Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến cơ thể luôn ở trạng thái lưu thông, không được nghỉ ngơi, có thể dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.
Uống nước được đun lại nhiều lần
Uống nước được đun đi đun lại nhiều lần cũng là một sai lầm phổ biến. Khi đun nhiều, nước sẽ trải qua quá trình thủy phân ngừng bốc hơi làm hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên.
Khi hấp thụ các chất này cho cơ thể sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, có thể là những bệnh mãn tính.
Uống càng nhiều nước càng tốt
Đây cũng là sai lầm khi uống nước mà rất nhiều người gặp phải. Cơ thể người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng nước cung cấp qua nước canh, súp... trong các bữa ăn. Đối với trẻ em sẽ xác định lượng nước được cung cấp dựa vào cân nặng của trẻ.
Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Sai lầm khi uống nước trong lúc ăn
Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
Ngoài ra, nước cũng sẽ rửa trôi nước bọt, trong khi đây là thứ chứa enzyme cần thiết để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.
Sai lầm khi uống nước này cũng là nguyên nhân khiến bụng bạn bị phình, cơ thể tăng mức đường huyết và gây dư thừa lượng acid trong dạ dày.
Tác giả: