Dưới 30 tuổi phải học được một "món nghề" mới không lo ch.ết đói

( PHUNUTODAY ) - Một kỹ năng chắc tay đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể giải quyết ít nhất 70% vấn đề.

Học được một món nghề thực dụng

Ở Nhật Bản, một bà nội trợ 76 tuổi tên Masako đã Yamada gia nhập Starbucks ở Machida, Tokyo. Tất cả mọi người kinh ngạc, một bà cụ đã nhiều tuổi vậy rồi, sao vẫn có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, đồng thời hoàn thành công việc xuất sắc?

Thực tế, vì đã làm nội trợ lâu năm nên bà Masako rất nhạy bén hơn trong việc để ý tới cảm xúc của khách hàng, thuận chí còn thuần thục kĩ năng dọn dẹp, sắp xếp đâu ra đấy, vì vậy bà có thể thích ứng rất nhanh với công việc.

Nhiều người phàn nàn lương quá thấp, cấp trên keo kiệt, nên vừa làm việc hời hợt, không ra đâu vào với đâu. Vậy nhưng, đây là một quan điểm sai lầm.

Người bình thường luôn phải dựa vào bản lĩnh để kiếm cơm. Thứ chúng ta cần không phải là tốt nghiệp đã bao nhiêu năm, kiếm được bao nhiêu tiền, mà phải nắm chắc trong tay một món nghề thuần thục để kiếm sống.

Vì vậy, bạn cần rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng cơ bản, và tiếp tục học thêm các kỹ năng chuyên sâu. Một kỹ năng chắc tay đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể giải quyết ít nhất 70% vấn đề.

10 kỹ năng quan trojg giúp bạn thành công

1. Trình bày rõ ràng những gì bạn nghĩ để ai cũng có thể hiểu: Sẽ giúp duy trì một mối quan hệ, tạo ấn tượng với người đối diện và còn là cơ hội cho bạn khám phá suy nghĩ của người khác về ý tưởng của mình.

2. Giữ uy tín: Người có uy tín sẽ khiến người khác có cảm giác tốt về họ, luôn hiện diện từng giây từng phút trong các cuộc trò chuyện và có một khả năng làm người ta tín nhiệm một cách kì lạ.

3. Nghiêm khắc với bản thân, hãy biết kỷ luật và tự giác: Với tinh thần kỷ luật tự giác và sự kiên trì bạn có thể đạt được bất kỳ kỹ năng nào. Chúng ta luôn phải tuân thủ kỷ luật quanh năm.

4. Không gây xung đột cá nhân: Bất cứ khi nào chúng ta tranh cãi gay gắt với ai đó, chúng ta thường lắng nghe với mục đích đáp lời hơn là thực sự hiểu quan điểm của đối phương. Đây là điều không cần thiết.

5. Biến các trở ngại thành cơ hội: Điều quan trọng không phải bản chất trở ngại là gì, mà là thái độ ta nhìn nó như thế nào, chúng ta phản ứng và giữ vững niềm tin của mình ra sao.

Tác giả: Xuân Quỳnh