Em bé có hành trình "lột xác" khiến cả nhà ngỡ ngàng
Trên mạng cũng có rất nhiều bà mẹ khoe ảnh xấu của con mình khi mới sinh ra, nhưng có lẽ đứa bé sau đây lại là một trường hợp đặc biệt.
Một bà mẹ trẻ người Trung Quốc vừa mới chào đón thêm thành viên mới của gia đình cách đây không lâu. Tuy nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy con không phải là niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa của người phụ nữ lần đầu làm mẹ mà là sự bối rối. Nguyên nhân của sự việc này là do làn da của em bé quá đen, giống như con vừa được ngâm trong nước tương ra vậy, trong khi đó tướng mạo của vợ chồng sản phụ trên khá ưa nhìn, hơn nữa làn da cũng tương đối trắng, làm sao có thể sinh ra một "đứa bé đen nhẻm" như vậy?
Khi Tiểu Hoa mang thai, cô tưởng tượng con mình khi sinh ra sẽ rất dễ thương, trắng trẻo, nhưng thực tế lần đầu nhìn thấy con, cô như chết lặng. Thậm chí Tiểu Hoa còn khẳng định có lẽ y tá đã bế nhầm con của mình.
Cô bất lực đành chấp nhận số phận của con mình, cho rằng đó là do đột biến gen. Thế nhưng, em bé càng lớn thì lại càng trắng trẻo ra, thậm chí đôi mắt một mí trước đây bây giờ lại to tròn rất dễ thương.
Tiểu Hoa cảm thấy rất hạnh phúc, bây giờ có thể tin chắc đó là con của mình. Nhưng điều gì khiến cho một đứa bé mới sinh ra lại đen nhẻm như "bao công" như vậy?
Vậy nguyên nhân nào mà bố mẹ da trắng lại sinh ra con da đen?
Chúng ta đều biết rằng màu da của trẻ là do di truyền từ màu da của bố mẹ, chính xác hơn là màu da của trẻ luôn tuân theo nguyên tắc trung hòa với màu da của bố mẹ. Nếu bố mẹ có làn da trắng thì khả năng sinh ra con da trắng là rất cao, nếu cặp vợ chồng có nước da ngăm đen thì da của bé sẽ có nhiều khả năng ngăm đen bẩm sinh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bố mẹ da trắng chỉ sinh được con da trắng. Theo quan điểm di truyền thì gen chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động trong đó yếu tố đột biến và môi trường sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các chỉ số thể chất của trẻ, vì thế làn da của trẻ cũng sẽ có những thay đổi từ khi sinh ra đến khi lớn lên
Mặc dù các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con cái của họ có thể lớn lên với ngoại hình xinh xắn, ưa nhìn, nhưng bề ngoài của con cái của họ xét cho cùng lại có liên quan đến cha mẹ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có làn da trắng nhưng sinh con ra lại rất đen thì hầu hết là do những nguyên nhân này:
Trẻ có vấn đề về bệnh lý
Tất nhiên, da của em bé sẫm hơn hoặc vàng hơn, cũng có một số vấn đề bệnh lý, chẳng hạn như bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cũng sẽ làm cho da của em bé trông kém trắng hơn. Nếu da bé không trắng do tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý và đi khám để điều trị kịp thời.
Thừa hưởng đặc điểm di truyền từ người thân trong gia đình
Nguyên nhân chính khiến cho bé đen da phần lớn là do di truyền, nhưng bé không được di truyền từ bố mẹ mà có thể được thừa hưởng gen từ những người khác trong gia đình như (ông/ bà nội, ngoại...). Nếu trong gia đình có người da bị đen thì khả năng con cũng sẽ có làn da đen là rất lớn.
Liên quan đến chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai
Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi mà còn ảnh hưởng đến màu da của bé. Nếu mẹ thường ăn một số thực phẩm có chứa “hắc tố” thì những thực phẩm này có chứa “tyrosine” sẽ thúc đẩy quá trình hình thành “hắc tố” trong cơ thể bé, tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến màu da của bé.
Các cơ quan của em bé chưa phát triển đầy đủ
Da của trẻ sơ sinh khác với da của người lớn. Phải mất khoảng 3 năm để phát triển đến mức độ như da của người lớn. Trước đó, da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị kích ứng và nhiễm trùng.
Và vì các cơ quan khác nhau của trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là chức năng tuần hoàn máu ngoại vi chưa đạt được trạng thái bình thường, nên da của bé cũng sẽ sẫm màu hơn.
Tác giả: Mộc
-
Mách mẹ 8 bài thuốc trị ho hiệu quả cho bé trong mùa lạnh
-
Kết quả đánh giá lâm sàng: 84% trẻ em cải thiện rối loạn tiêu hóa, biếng ăn sau sử dụng cốm vi sinh BEBUGOLD
-
Cốm vi sinh Bebugold: 92% cải thiện rối loạn tiêu hóa, ăn nhanh hơn , 100% trẻ cải thiện cân nặng chiều cao
-
Kinh Nghiệm Bỉm Sữa – Địa chỉ tốt nhất dành cho mẹ và bé yêu.
-
Nghiên cứu cho thấy: Trẻ sinh ra nặng hơn 4kg có nguy cơ mắc một hội chứng về nhịp tim khi trưởng thành