1. Hiện tượng bóng đè
Người bị bóng đè thức dậy vào ban đêm và không thể cử động. Thêm vào đó là ảo giác đáng sợ và cảm giác rằng có ai đó ở trong phòng. Thời cổ đại, họ cho rằng hiện tượng này liên quan đến sự quấy nhiễu của ma quỷ.
Sự thật là khi ngủ thiếp đi chúng ta thường bị tê liệt một số cơ. Và bóng đè chính là hiện tượng cơ bị liệt nhưng não lại tỉnh táo.
2. Một số người có thể kiểm soát giấc mơ của mình đúng hay sai?
Khi những giấc mơ chưa xảy ra - bạn có khả năng khiến nó diễn biến theo ý mình. Bằng cách nào vậy? Mỗi đêm, khi đi ngủ, hãy tập trung nghĩ về điều bạn muốn mơ về. Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy mình có thể tạo hình được giấc mơ của bản thân. Một số người có thể điều khiển khi giấc mơ đang diễn ra. Điều này được gọi là "Lucid dreaming" - một giấc mơ mà trong đó ta có thể tự nhận thức được mình đang mơ gì và có khả năng điều khiển, xây dựng giấc mơ theo ý mình.
3. Nói mơ màng trong lúc ngủ
Người bị suy nhược cơ thể thường không biết gì về hiện tượng này và không nhớ gì sau khi tỉnh dậy. Nói trong lúc ngủ không gây nguy hiểm về mặt tâm lý, mặc dù người gặp vấn đề như vậy có thể lo lắng về việc để lộ bí mật.
Đàn ông và trẻ em thường dễ mắc chứng này. Lý do là sự căng thẳng. Tinh thần của người đó đang cố chống lại những gì mà họ không đồng ý trong thực tế.
4. Mộng du
Đây là triệu chứng liệt một nửa. Tức là một nửa ý thức ngủ - một nửa tỉnh táo, nhưng cơ không bị tê liệt. Trong giấc ngủ, những người bị mộng du thường dọn dẹp nhà cửa, thậm chí có người đi ra khỏi nhà và điều này rất nguy hiểm.
Thông thường, mộng du được xem là hành động vô hại. Nhưng đôi khi chúng lại vô cùng nguy hiểm bởi người mộng du có thể tự làm tổn thương chính bản thân mình trong vô thức.
5. Hầu hết mọi người đều trở nên tê liệt khi họ ngủ
Nghe có vẻ đáng sợ: Khoảng 2 tiếng mỗi đêm khi bạn ngủ, cơ thể bạn trở nên tê liệt. Nhưng điều này không đáng lo, đó là cách để bảo vệ bạn khỏi hành động như trong giấc mơ và vô tình làm mình bị thương. Tất nhiên, bạn không hề biết chính mình không thể xê dịch được bởi bạn còn đang mải mê mơ.
6. Những loài vật nào cũng mơ khi ngủ?
Chuột - giống như hầu hết các động vật có vú và một số loài chim - có giai đoạn ngủ REM giống như con người. Theo các nhà khoa học, điều đó có nghĩa là động vật cũng mơ ngủ.
7. Giấc mơ lặp lại
Các nhà tâm lý học tin rằng, bộ não sử dụng những giấc ngủ giống như một công cụ để nhắc nhở chúng ta về những điều đã bị bỏ quên trong cuộc sống. Vì vậy, những giấc mơ sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi người chủ giải quyết xong sự việc ở hiện thực.
8. Hiện tượng rơi tự do
Đôi khi chúng ta cảm giác như mình bị rơi từ trên cao xuống với cảm giác rất chân thực và sợ hãi đến khi tỉnh giấc. Hoặc cảnh tượng mơ mình đang bay nhưng bị vấp ngã và rơi xuống rất khó chịu.
Việc đi ngủ cũng giống như chúng ta đang chết dần, bởi lúc này, nhịp tim và hơi thở xuống ở mức rất thấp. Chính điều này đã khiến bộ não cảm thấy hoảng sợ và gửi một thông điệp đến các cơ bắp để kiểm tra tình trạng của cơ thể. Và không gì hiệu quả hơn là tạo ra một giấc mơ mà ở đó chúng ta sắp chết.
9. Hồn lìa khỏi xác
Hiện tượng này rất khó có thể giải thích được. Trong khi các nhà khoa học vẫn biết rằng ảo giác thoát ra khỏi cơ thể vẫn tồn tại, nhưng không rõ nó hoạt động như thế nào và tại sao nó lại xuất hiện. Ngoài ra cũng không rõ làm thế nào để có thể đối phó với điều này
10. Hiện tượng ảo giác
Chúng ta thường có thể nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình, tiếng chuông vang vọng bên tai hoặc trông thấy những hình ảnh ghê rợn như ma, chú hề, xác chết...
Đây là một trong vài loại ảo giác mà người có tâm thần khỏe mạnh có thể gặp phải. Trẻ em thường gặp hiện tượng này hơn, có thể lý do vì chúng không muốn đi ngủ. Ảo giác này cũng có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là bạn có trí tưởng tượng tốt.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: