Hổ và sư tử là hai loài sinh vật có sức mạnh lớn. Trong khi hổ được coi là chúa tể của rừng xanh thì sư tử là vua của đồng cỏ. Mỗi loài có một tập tính riêng, đặc trưng riêng nhưng có điểm chung là kẻ săn mổi và thường thống trị đỉnh cao thế giới động vật.
Cuộc đấu giữa hổ và sư tử trong các ghi chép lịch sử
Trong lịch sử, các cuộc "tỉ thí" sức mạnh giữa hổ và sư tử đã được ghi lại.
Trong lịch sử Trung Hoa có ghi chép rằng ở thời Hán Vũ đế, nhà vua từng ra lệnh tổ chức một cuộc quyết đấu giữa hổ và sư tử - một loài sinh vật vốn không sống ở đó thời bấy giờ mà được đưa đến do sự phát triển của con đường tơ lụa. Nhà vua được nghe kể về loài động vật là vua đồng cỏ, sức mạnh thậm chí còn lớn hơn cả hổ nên rất tò mò và quyết định cho hai loài đọ sức. Sự việc này được ghi lại trong cuốn "Vạn vật chí" của nhà Tây Tấn. Kết quả được ghi chép lại rằng khi thấy sư tử, con hổ không hề chống cự. Thậm chí khi sư tử dùng vuốt cào vào mặt, hổ còn sợ hãi nhắm mắt.
Vào thời Đông Hán, Hán Minh đế Lưu Trang cũng tổ chức cuộc đấu giữa hổ và sư tử để xem con nào mạnh hơn. Trong cuộc đấu này, nhà vua còn đưa thêm một đối thủ tham dự là báo hoa mai. Con sư tử tham gia trận chiến là vật phẩm tiến công của một sứ thần đến từ Ba Tư. Kết quả được ghi lại rằng con báo và con hổ đều nhắm mắt không dám nhìn lên khi thấy sư tử. Chúng bị sư tử hạ gục nhanh chóng. Khi nhà vua ra lệnh đưa con gấu mù mắt ra sân, vừa ngửi thấy mùi sư tử, nó đã nhảy lên kinh hãi, cố gắng làm đứt xiềng xích để bỏ chạy.
Trong rạp xiếc của thời La Mã cổ đại, người ta cũng đưa các loài động vật hung dữ như sư tử, hổ, báo, gấu, lợn lòi... vào các cuộc đấu sức. Đây là những trò mua vui cho người dân và giới quý tộc thời bấy giờ. Trong đó, cuộc đấu giữa sư tử và hổ được coi là kinh điển nhất. Dân cá cược khi đó thường nghiêng về phía hổ.
Ở Ấn Độ vào cuối thể kỷ 19, vương triều Gaekwad Baroda thường tổ chức các cuộc đấu giữa hổ Bengal và sư tử Bắc Phi. Hàng nghìn khán giả tham gia chứng kiến cuộc đấu này. Một lần, người đứng đầu vương triều cá cược sư tử thắng với số tiền 37.000 rupee. Tuy nhiên, con sư tử sau đó đã bị con hổ hạ gục khiến người đứng đầu vương triều mất sạch tiền đã đặt cược.
Hổ và sư tử, đâu mới là chúa tế của muôn loài?
Trên thực tế, việc phân biệt thắng thua giữa hổ và sư tử nằm ở nhiều yếu tố khác nhau.
Hổ và sư tử đều là những sinh vật ăn thịt có kích thước và trọng lượng lớn. Hổ Amur hay còn gọi là hổ Siberia, loài lớn nhất trong chi Panthera có trọng lượng có thể lên tới 360kg; hổ Bengal nặng khoảng 221 kg. Trong khi đó, sư tử châu Phi nặng khoảng 181 kg, tối đa cũng chỉ đạt đến cân nặng khoảng 250kg.
Dù năng hơn nhưng về kích thước, hổ trông không lớn hơn sư tử là bao. Hổ có trọng lượng lớn nhưng mật độ cơ bắp dày hơn sư tử. Cơ dày hơn đồng nghĩa với việc khỏe hơn. Do đó, về lý thuyết, hổ có sức mạnh lớn hơn. Ngoài ra, chiều rộng chân trước và trọng tâm của hổ giúp chúng có lợi thể trong việc giữ thân ở vị trí thấp để tránh các đón tấn công của kẻ địch.
Chân sau của hổ cũng khỏe hơn sư tử rất nhiều. Trong các cuộc đối đầu, cả hai sinh vật thường sử dụng hai chân trước để tấn công đối thủ và phải đứng trên hai chân sau, lùi lại để vừa ra đòn, vừa đỡ đòn.
Sử tử yếu thế hơn hổ trong việc không thể giữ thăng bằng lâu trên hai chân sau. Chúng cũng thường tấn công kẻ thù bằng răng và móng vuốt sắc nhọn.
Về tập tính, hổ là loài săn mồi một mình còn sư tử lại sống theo bầy đàn, đi kiếm ăn theo nhóm. Vì vậy, trong chiến đấu một chọi một, hổ được xem là sinh vật có thế mạnh hơn.
Sư tử cần một bầy để hạ con mồi lớn còn hổ chỉ cần một mình khi đi săn. Hổ tấn công nhanh, hạ mồi nhanh và tàn bạo hơn sư tử.
Theo Huffington Post, một số ghi chép trong thời kỳ hiện đại cho thấy hổ và sư tử trong điều kiện nuôi nhốt có tấn công nhau. Trong đó, hổ thường chiến thắng.
Tháng 3/2011, một con hổ ở vườn thú Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công một con sư tử khi chúng được nhốt cùng chuồng. Quan chức địa phương lúc đó nói rằng con hổ đã dùng một cú vả để làm đứt tĩnh mạch cảnh ở cỗ của con sư tử. Con sư tử đã bỏ mạng dưới móng vuốt của con hổ.
Trước đó, năm 1857, người ta cũng ghi nhận sự việc hổ tấn công sư tử tại vườn thú Bromwich của Anh. Khi đó, con hổ sổng chuồng và chạy vào chuồng con sư tử. Con hổ đã xé xác con sư tử theo đúng nghĩa đen. Năm 1909, ở vườn thú đảo Coney (Mỹ), người ta cũng ghi nhận sự việc tương tự khi một con hổ đực hạ gục một con sư tử đực.
Theo các chuyên gia, kết quả cuộc đấu giữa hổ và sư tử phụ thuộc nhiều yếu tố như kích thước, trọng lượng, tuổi tác, sự hung hãn... Nếu sư tử tấn công hổ theo bầy đàn thì rõ ràng vua đồng cỏ sẽ có lợi thế hơn về mặt số lượng (do hổ thường săn mồi một mình). Tuy nhiên, nếu trong một cuộc chiến "tay đôi", hổ sẽ nắm nhiều lợi thế hơn và có khả năng chiến thắng cao hơn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
‘Ngất ngây’ 5 món ăn sáng ‘quốc dân’ ở Thanh Hóa, đảm bảo ăn là mê
-
Tử vi ngày 26/8, đầu tuần khởi sắc, 2 cung hoàng đạo đặc biệt vượng phát tài lộc, xem bạn có trong đó không?
-
Tại sao dã tràng xe cát? Có phải chỉ tốn công vô ích?
-
May mắn ngập tràn: 3 con giáp nữ luôn được thần tài chiếu cố, cuộc sống giàu sang, phú quý
-
Chưa đầy 10 ngày nữa sẽ có 3 con giáp nảy số ầm ầm, họ là ai?