3 món bún nổi tiếng của Tây Nguyên, số 2 cực kén người ăn, không phải ai cũng dám thử

21:49, Chủ nhật 25/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Ngoài những món ăn như gà nướng, cơm lam, gỏi lá, phở khô… đây chính là những món bún nổi tiếng của Tây Nguyên.

Bún nước - Kon Tum

Được biết đến như “phiên bản biến tấu" của bún tôm Bình Định, bún nước Kon Tum nhanh chóng trở thành món ăn được nhiều người yêu thích khi đến mảnh đất Tây Nguyên này. Theo nhiều người địa phương, món bún đặc biệt này đã theo chân người Bình Định đến Kon Tum khai hoang và dần được sáng tạo thêm để phù hợp với khẩu vị nơi đây.

Điểm đặc biệt nhất của bún nước Kon Tum có lẽ là sợi bún tươi được chế biến tại chỗ. Khi khách đến quán, người chủ sẽ bắt đầu cho bột vào ép thành các sợi bún trắng, mềm dai rồi thả nay vào nồi nước dùng đang sôi ùng ục. Chờ đến khi bún chuyển từ trắng đục sang trắng trong, họ sẽ vớt ra và xóc cùng một chút nước nguội để sợi bún dai hơn.

Điểm đặc biệt nhất của bún nước Kon Tum có lẽ là sợi bún tươi được chế biến tại chỗ.

Điểm đặc biệt nhất của bún nước Kon Tum có lẽ là sợi bún tươi được chế biến tại chỗ.

Ngoài ra, món bún này còn được thêm một vài nguyên liệu khác như tôm tươi giã mịn, thịt bò thái mỏng hoặc thịt bò băm. Sau khi cho nguyên liệu vào bát, người chủ sẽ chan trực tiếp nước dùng nóng hổi để nguyên liệu có thể chín đều. Để món ăn ngon hơn, bạn có thể dùng thêm chanh tươi, rau sống và một chút muối ớt.

Bún cua thối - Gia Lai

Nguyên liệu chính để làm món bún cua thối Gia Lai chính là cua đồng. Tuy nhiên, thay vì giã ra và nấu tươi như các món bún quen thuộc, người ta sẽ mang cua đi giã rồi lọc lấy nước và ủ hỗn hợp này cho đến khi chúng lên men và bắt đầu “dậy mùi" thì bỏ ra chế biến. Cũng vì cách chế biến độc đáo này là bún cua thối Gia Lai có màu đen đặc trưng và một “mùi hương” đặc biệt. 

Nguyên liệu chính để làm món bún cua thối Gia Lai chính là cua đồng.

Nguyên liệu chính để làm món bún cua thối Gia Lai chính là cua đồng.

Nguyên liệu để nấu một bát bún cua thối khá đơn giản, bên cạnh cua đồng, người ta thường sử dụng thêm bún sợi nhỏ, tóp mỡ, măng, hành phi vàng và da heo khô. Sau khi đã cho các nguyên liệu vào bát, chỉ cần chan thêm một chút nước dùng cua là có ngay bát bún nóng hổi. Tùy vào khẩu vị, bạn có thể ăn bún cua thối cùng rau sống, trứng vịt om trong nồi nước dùng hoặc chả ram, nem chua…

Bún đỏ - Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk

Được nhắc đến như một món đặc sản đường phố “ai cũng biết" ở Buôn Ma Thuột, bạn có thể dễ dàng tìm thấy bún đỏ khi đến thành phố này. Mặc dù có cách chế biến khá đơn giản và dân giã nhưng bún đỏ Buôn Mê Thuột mang đến cho người thưởng thức hương vị ngon, lạ miệng chẳng kém đặc sản nào.

Sở dĩ món ăn này có cái tên đặc biệt như vậy là vì sợi bún thường có màu đỏ. Không giống với sợi bún thường ăn, bún đỏ Buôn Mê Thuột có kích cỡ khá to, khoảng ⅔ đầu đũa và có cảm giác giòn dai khi ăn. Ban đầu, sợi bún cũng có màu trắng thường thấy nhưng người dân nơi đây sử dụng hạt điều để nấu nước lèo và nhúng bún vào nồi khoảng 5 đến 7 phút để “nhuộm".

Bún đỏ Buôn Mê Thuột có kích cỡ khá to, khoảng ⅔ đầu đũa và có cảm giác giòn dai khi ăn.

Bún đỏ Buôn Mê Thuột có kích cỡ khá to, khoảng ⅔ đầu đũa và có cảm giác giòn dai khi ăn.

Ngoài ra, nhờ nước dùng được chế biến từ xương ninh kỹ và nước cua mà món ăn có vị thanh mát, đậm đà và khá lạ miệng. Đặc biệt, trong nồi nước dùng bún đỏ thường có những viên mọc được làm từ thịt ba chỉ xay nhuyễn, gạch của, hành băm, hạt tiêu… Càng nấu lâu, viên thịt này càng mềm nhừ và đậm đà, ngon miệng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Minh Thu