Cà rốt
Theo sách Dược tính chỉ nam, "cà rốt vị ngọt tính ấm không độc. Chủ trị hạ khí bổ trung, thông lợi được lồng ngực và trường vị, yên 5 tạng, ăn ngon dễ tiêu, dùng nó tăng sức khỏe không có hại".
Cà rốt có nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin A, K, B6… Cà rốt có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc.
Cách dùng: Có thể luộc, xào, hầm, làm gỏi, xay ép nước uống.
Hoặc bài Canh dưỡng sinh: Cà rốt, nấm hương, củ cải, ngưu bàng, mỗi thứ 50g hoặc hơn, gia vị vừa đủ. Hầm ăn.
Cà rốt là món ăn vị thuốc bổ dương ích khí dùng tốt cho người mệt mỏi thiếu máu, hay ho đờm tức ngực. Nó còn là vị thuốc tăng cường kháng thể hỗ trợ phòng ngừa tái phát.
Hành tây
Theo Đông y, hành tây vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực, sát khuẩn, lợi tiểu tiện...
Hành tây còn chứa nhiều Vitamin nhóm B, A, C và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
Cách dùng: Mỗi lần lấy 60-80g hành tây thái lát xào hoặc làm gỏi với thịt lợn, cá ăn.
Hoặc hầm với cà rốt, khoai tây ăn đều tốt.
Hành tây là món ăn vị thuốc bổ ích cho người dương hư, phế khí yếu. Biểu hiện ho tức ngực sườn, huyết ứ, bụng đầy đàm trệ. Người có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao dùng đều tốt.
Hành tây còn giúp ngăn ngừa tái phát COVID-19, giảm nhẹ biến chứng huyết ứ đông máu, đàm trệ ở phổi.
Ngải diệp
Theo Đông y, ngải diệp vị đắng, tính ấm, không độc. Tác dụng ôn kinh tán hàn, cầm huyết chỉ thống, tiêu đờm giảm ho, thông huyết hàn. Ngoài ra còn giải ngoại tà uế khí, huyết ứ trệ, các chứng huyết hàn đau bụng, đau khớp, huyết ứ kinh không đều.
Cách dùng: Rau ngải diệp tươi non 20-40g phối hợp thịt gà, đậu xanh và gia vị hầm ăn tuần vài lần.
Hoặc rau ngải cứu 20g, trứng gà 1 trái, thịt lợn băm, hành hoa gia vị vừa đủ hấp chín ăn.
Hoặc ăn cháo: Rau ngải diệp 20g, hành hoa 20g, lá tía tô10g gạo mới 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín thì cho các loại rau thái nhỏ vào, thêm gia vị vừa đủ. Ăn khi cháo còn ấm.
Rau ngải diệp dùng rất tốt với người phế dương khí hư, ho đờm nhiều, ho tức ngực do huyết ứ, bụng đầy chậm tiêu ăn kém.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người F0
TS Vũ Thị Thanh, trưởng phòng dinh dưỡng điều trị Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo nếu bệnh nhân mắc COVID-19 sử dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng, hệ miễn dịch của cơ thể đã sản sinh ra đủ kháng thể góp thêm phần tiêu diệt virus.
* Nguyên tắc 1 và 2: Gạo, bánh mì, khoai
Tinh bột là nền tảng cung cấp đủ năng lượng cho tế bào của hệ thống miễn dịch. Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng có thể chia làm ba bữa chính như người bình thường. Trung bình bệnh nhân sẽ ăn khoảng 200 - 250gr gạo trong một ngày tùy thể trạng. Ngoài các món chế biến từ gạo như cơm, phở, bún, có thể thay đổi các bữa ăn khoai, bánh mì, miến để đảm bảo ngon miệng.
* Nguyên tắc 3: Ăn nhiều rau
Cần lưu ý ăn các loại rau theo mùa và thường xuyên thay đổi cho đa dạng các loại vitamin. Lượng tiêu thụ thực phẩm này trong ngày khoảng 300 - 350gr, chia ra làm ba bữa. Rau mặc dù không sinh năng lượng nhưng tốt cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng cho tế bào.
* Nguyên tắc 4: Quả chín
Chế độ ăn của bệnh nhân cần có thêm quả chín sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút hoặc trong các bữa phụ. Với những loại quả có độ ngọt trung bình như dưa hấu có thể ăn khoảng 300 gr/ngày, loại quả ít ngọt hơn như dưa lê, dưa chuột có thể dùng số lượng nhiều hơn, loại quả có hàm lượng đường cao chỉ nên sử dụng khoảng 100 - 120gr như sầu riêng, chuối tiêu...
* Nguyên tắc 5: Chất đạm
Protein có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên cấu trúc tế bào, một bữa ăn sẽ là không đầy đủ nếu thiếu thành phần này. Protein thực vật có trong cơm, rau, đậu phụ... Protein động vật có trong các loại thịt như thịt bò, thịt heo với định lượng 50 gr/ngày, hải sản hoặc cá khoảng 80 gr/ngày, chia làm ba bữa.
* Nguyên tắc 6: Chất béo
Để đảm bảo màng tế bào được khỏe mạnh không thể thiếu thành phần này trong bữa ăn. Nếu ăn đồ luộc thì nên bổ sung thêm các loại ngũ cốc như vừng, lạc. Tuy nhiên với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, chuyên gia khuyên sử dụng dầu ăn tốt hơn vì trong dầu ăn có chứa axit béo không no, có tác dụng giảm viêm làm giảm sốt ở bệnh nhân.
* Nguyên tắc 7: Hạn chế đường
Trong chế độ ăn của bệnh nhân mắc COVID-19 cần được bổ sung thêm các loại quả xay và nước ép, có thể cho thêm đường nhưng lượng chỉ ba thìa cà phê (dưới 15 gr/ngày). Nếu không sử dụng đường có thể đổi sang quả ngọt hoặc mật ong.
Tác giả: Mộc
-
Bé 8 tháng tuổi bị hoại tử ruột nghiêm trọng, BS nói: Là lỗi của mẹ, thương con sai cách hóa hại con
-
4 bộ phận ở con cá là ổ chứa chất độc, ăn nhiều làm sức khỏe suy yếu, số 1 nhiều người yêu thích
-
Người hiểu biết không bao giờ để 10 thứ này vào tủ lạnh: Mất hết chất bổ còn biến tính gây ngộ độc
-
Gan khỏe hay yếu cứ nhìn xuống ngón tay giữa là biết, không có cả 3 dấu hiệu chứng tỏ gan rất tốt
-
Loại dung dịch "chặn đứng" SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể chỉ trong 30 giây: Bác sĩ Chợ Rẫy khuyên nên dùng