Tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Nếu kiểm soát tốt và điều trị hiệu quả tăng huyết áp có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc suy tim ở người bệnh. Có thể khẳng định, suy tim chính là một trong những hệ lụy đáng báo động của bệnh tăng huyết áp.
90% nguyên nhân suy tim đến từ tăng huyết áp
Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa kỳ (American Society of Hypertension), tăng huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao, là trạng thái máu chảy qua các động mạch với áp lực lớn hơn bình thường trong một thời gian dài.
Đây là một trong những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, nhưng về lâu dài, tăng huyết áp có thể dẫn nhiều biến cố trầm trọng, bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận và suy tim.
Theo nghiên cứu Framingham, tăng huyết áp làm tăng 50 - 60 % nguy cơ suy tim sau nhiều năm mắc bệnh. Nguy cơ này tăng gấp 2 lần ở nam giới và gấp 3 lần ở phụ nữ.
Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp tức là cứ 4 người lại có 1 người bị tăng huyết áp. Trong đó, chỉ có 50% người bị tăng huyết áp biết kiểm soát huyết áp đúng cách.
Tiến trình từ tăng huyết áp chuyển sang suy tim
Suy tim do tăng huyết áp là quá trình diễn ra thầm lặng trong khoảng thời gian rất dài (nhiều năm trời). Huyết áp tăng cao khiến tim làm việc nhiều hơn mức bình thường, khiến các sợi cơ tim dày lên theo thời gian, làm thay đổi cấu trúc của các buồng tim.
Cấu trúc tim thay đổi cộng với sự dày lên của thành mạch máu là hệ quả của bệnh tăng huyết áp sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và tăng khả năng tích tụ cholesterol tại động mạch vành. Từ đó, chức năng tim và hệ thống dẫn truyền của tim gặp phải hàng loạt rối loạn gây ra: những cơn đau tim thường xuyên, nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, …
Suy tim làm cho bạn mất dần khả năng hoạt động. Các triệu chứng thường gặp trong suy tim thay đổi tùy thuộc vào của tình trạng và sự tiến triển của bệnh, bao gồm khó thở và mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, phù bàn chân hoặc mắt cá chân.
Dấu hiệu cảnh báo sớm suy tim do cao huyết áp
Dù suy tim do tăng huyết áp ít dấu hiệu cảnh báo nhưng nếu người bệnh quan tâm đến sức khỏe vẫn có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Việc phát hiện sớm dấu hiệu suy tim sẽ giúp các bác sĩ có thể điều trị suy tim tối ưu nhất để người bệnh có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường
Hiệp hội suy tim Hoa Kỳ đã giới thiệu công cụ phát hiện suy tim với 5 dấu hiệu viết tắt là "FACES".
+ F (Fatigue) = Mệt mỏi
+ A (Activity limitation) = Hạn chế hoạt động
+ C (Congestion) = Ứ trệ, sung huyết
+ E (Edema or ankle swelling) = Phù hoặc sưng mắt cá chân
+ S (Shortness of breath) = Khó thở
5 dấu hiệu này không đưa ra kết quả chẩn đoán suy tim nhưng đây chính là những dấu hiệu cảnh báo suy tim và người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tham vấn từ bác sĩ sớm nhất.
Ngoài ra, khi bị suy tim, người bệnh còn có cảm giác ăn không ngon, buồn nôn, đầy bụng, đau dạ dày, tim đập nhanh hoặc nhói đau. Ở người cao tuổi có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, suy nghĩ chậm chạp, ...
Lời khuyên phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp từ chuyên gia tim mạch
GS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch VN, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch VN đã đưa ra 10 lời khuyên hữu ích dành cho các bệnh nhân cao huyết áp nhằm duy trì chỉ số huyết áp tốt nhất.
+ Duy trì cân nặng hợp lý và bỏ thuốc lá (nếu có hút thuốc lá)
+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
+ Ăn nhiều rau và hoa quả tươi, tránh luộc kỹ hay chiên xào
+ Giảm muối trong chế biến và luôn kiểm tra hàm lượng muối trên bao bì thực phẩm
+ Kiểm tra và kiểm soát hàm lượng chất béo và đường
+ Giảm lượng caffeine có trong thức uống có ga, nước tăng lực cũng như trong cà phê và trà. Hạn chế tối đa rượu, bia
+ Chú ý nghỉ ngơi, hạn chế bị stress (căng thẳng)
Bên cạnh những lưu ý trong sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thuốc điều trị nền tảng, Chuyên gia Phạm Gia Khải còn cho biết, một số các sản phẩm tăng cường chức năng tim đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol TP và LDL-C máu, có độ an toàn cao như TPCN Ích Tâm Khang*, người bệnh có thể lựa chọn dùng thêm để cải thiện chất lượng sống.
Dù suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, khó chữa khỏi nhưng với các bằng chứng nghiên cứu về vai trò hỗ trợ của TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp cho người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hẹp van tim, hở van tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh…), suy tim, có thêm cơ hội cải thiện chất lượng sống và thầy thuốc có thêm giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị.
(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Tác giả: M