Hôm nay là ngày tết Trùng Cửu, làm gì để may mắn "trùng trùng", phúc lộc viên mãn?

( PHUNUTODAY ) - Trùng Cửu là một ngày tết đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu nhưng không phải ai cũng biết những tập tục xung quanh ngày lễ này.

Trùng Cửu, trùng là lặp lại, cửu là số 9. Nên Trùng Cửu là số 9 được lặp lại, tức là ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Theo Kinh Dịch thì số 9 thuộc dương, nên Trùng Cửu còn được gọi là Trùng Dương. Đây là cái lễ tiết cuối cùng sau mùa thu hoạch, rồi trời sẽ trở lạnh để vào đông cho đến Tiết Đông Chí về, sẽ lại chuẩn bị để đón mừng năm mới.

Ngoài việc được gọi là tết/tiết Trùng Dương ra, Trùng Cửu còn được gọi là Tiết Đạp Thu, có nghĩa là Đạp lên lá vàng khô của mùa Thu, tức là đi dạo chơi trong mùa Thu trước khi trời trở lạnh.

Theo quan niệm dân gian, trong ngày này, người ta thường làm những việc dưới đây để nhận được may mắn đến hết năm:

Hiếu kính với ông bà, cha mẹ

Đối với người Trung Quốc, tết Trùng Cửu còn gọi ngày này là ngày của người già, Lão Nhân Tiết hoặc Kính Lão Tiết. Có thể là do sau khi mùa màng được thu hoạch vào mùa Thu, con cháu có nhiều món ngon vật quý để dâng hiến cho ông bà, cha mẹ hoặc đã có tiền để chăm lo săn sóc cho người lớn tuổi trong nhà.

Đới với những gia đình mà ông bà, cha mẹ đã khuất thì con cháu cũng nhân dịp lẽ này cùng nhau đi tảo mộ.

Mua vàng ngày tết Trùng Cửu

Ngày Trùng Cửu 9/9 được du nhập vào nước ta từ khá lâu. Đặc biệt trong ngày này, một ố người có quan niệm rằng nếu mua vàng tích trữ thì sẽ giữ được lộc nên nhà nhà người người đều mua vàng vào ngày trùng cửu. Mọi người thường mua vàng 9999, 4 số 9 tượng trưng cho lộc. Và mua vàng 9999 vào ngày 9/9 thì lộc sẽ tăng gấp bội, mang lại nhiều may mắn.

Ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc và đeo cành thù du

Một phong tục khác cũng được thực hiện trong ngày tết Trùng Cửu là ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc và đeo cành thù du. Phong tục này bắt nguồn từ nhiều điển tích, điển cố khác nhau trong lịch sử văn hóa của Trung Hoa.

Còn theo lý giải của các nhà nghiên cứu, tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng.

Cành cây thù du.

Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, mưa lất phất, trời âm u, trưa nóng nhưng đêm và sáng sớm lại lạnh. Thời điểm gia mùa này, con người dễ sinh bệnh tật. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can (gan), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của cây thù du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn (lạnh), khử độc. 

Tác giả: Thanh Huyền