Hướng dẫn cách làm trứng muối không tanh, thơm ngon như ngoài hàng

( PHUNUTODAY ) - Trứng muối là món ăn rất ngon và bổ dưỡng nhưng nếu không biết làm trứng rất dễ bị tanh và hỏng nên hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. NGUYÊN LIỆU LÀM TRỨNG MUỐI

1.1 Nguyên liệu chính

- 12 quả trứng vịt hoặc gà. Tuy nhiên nên làm trứng vịt vì quả trứng lớn hơn, lòng đỏ nhiều hơn và vỏ trứng dày nên chất lượng trứng muối sẽ tốt hơn

- Khoảng 1.25 lít  nước

- 250g muối biển

- Bình chứa bằng thủy tinh hoặc bình gốm có nắp đậy

1.2 Gia vị

- 1 – 2 muỗng canh rượu trắng

- 4 cánh hoa hồi

- 1 muỗng canh hạt tiêu cay

2. CÁCH LÀM TRỨNG MUỐI

2.1 Chuẩn bị cơ bản

Bước 1: Rửa và làm khô trứng

- Rửa sạch trứng dưới vòi nước chảy, dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn và những mảng vụn bẩn trên vỏ trứng. Sau đó lau khô.

- Kiểm tra và loại bỏ những quả trứng có phần vỏ bị vỡ, nứt và chỉ giữ lại những quả trứng hoàn toàn nguyên vẹn.

Bước 2: Khử trùng bình chứa

- Đun sôi nước rồi đổ vào bình chứa mà bạn dự định sẽ dùng để ngâm trứng muối. Ưu tiên sử dụng những loại bình bằng gốm, thủy tinh hay bình nhựa có nắp đậy kín.

- Trong trường hợp bình có thể nứt do nước sôi thì thay vào đó nên khử trùng bằng xà phòng và nước ấm. Rửa sạch để loại bỏ hết những chất bẩn và mùi hôi.

Bước 3: Đặt trứng vào bình

- Cẩn thận xếp từng quả trứng một vào bình, động tác nhẹ nhàng để tránh làm nứt vỏ trứng.

- Sau khi sếp trứng, nên để khoảng cách từ mặt trứng đến miệng bình chừng 2.5 cm hoặc có thể hơn nếu được, nhằm đảm bảo nước muối có thể hoàn toàn bao trọn những quả trứng.

2.2 Làm nước muối

Bước 1: Đun sôi nước

- Đổ 1.25 lít nước đã chuẩn bị vào một cái nồi, đặt lên bếp lửa vừa và đun sôi.

Bước 2: Hòa tan muối

- Khi nước sôi, cho thêm muối vào từ từ và khuấy cho tan đều

- Hòa tan hoàn hoàn lượng muối trong nước đang có rồi mới tiếp tục cho thêm để làm cho nước bão hòa.

Bước 3: Thêm gia vị

- Bạn hãy cho thêm hoa hồi và hạt tiêu vào nước muối, như vậy thì hương vị trứng muối sẽ thơm hơn, phong phú hơn. Đó là hương vị truyền thống.

- Nếu muốn có được những hương vị khác phong phú hơn, bạn có thể cho thêm ớt, gừng, tỏi, que quế và bạch đậu khấu đen. Hoặc không, có thể cho 1 – 2 muỗng canh lá trà, màu vỏ trứng sẽ đậm hơn.

Bước 4: Làm mát nước muối

- Bắc nồi nước muối xuống khỏi bếp và để nguội hoàn toàn ở nhiệt độ phòng. Không đổ nước muối nóng lên trứng sống, như vậy sẽ khiến vỏ trứng bị nứt.

Bước 5: Thêm rượu

- Sau khi nước ngội, bạn cho rượu vào và khuấy đều.

Việc cho rượu vào nước muối sẽ làm tằn hương vị khi thay đổi lòng đỏ thành màu cam đỏ. Rượu cũng giúp làm hạn chế mùi tanh của trứng. Tuy nhiên việc này có thể có hoặc không tùy người làm.

2.3 Ngâm trứng muối

Bước 1: Đổ nước muối lên trứng

-  Đổ dung dịch nước muối đã được làm mát lên trứng trong bình.

- Đảm bảo nước muối ngập hoàn toàn trứng.

- Để lại một khoảng trống tầm 1.25 cm từ mặt nước muối đến mép trên của bình.

Bước 2: "Nén" trứng

- Khi đổ nước muối vào có thể sẽ có một số quả trứng nổi lên trên mặt nước. Để đảm bảo trứng chìm hoàn toàn trong nước, hãy đặt một túi nilon kín chứa đầy nước đặt lên trên mặt trứng, hoặc có thể dùng một cái đĩa nhỏ. Nhưng vật dùng để "nén" trứng cần nhẹ để tránh vô tình làm trứng bị nứt, vỡ.

- Đậy kín nắp lại.

Bước 3: Ngâm trứng muối

Sau 28 – 30 ngày trôi qua, hãy mở bình và lấy ra một quả trứng để kiểm tra nó. Nếu làm trứng gà muối thì thời gian có thể rút ngắn lại còn 3 tuần. Bạn có thể kiểm tra trứng sống hoặc luộc chín nó lên.

- Nếu kiểm tra trứng sống, hãy cắt nó ra và chắc chắn là lòng đỏ trứng phải sậm màu và rắn chắn hơn so với trứng bình thường. Còn nếu lòng đỏ trứng còn lỏng thì cần thời gian ngâm thêm.

- Nếu kiểm tra trứng chín: Hãy luộn trứng trước sau đó mới cắt nó ra. Lòng đỏ phải đậm màu, rất nhờn và có vị mặn mới được.

Sau khi kiểm tra, nếu trứng được đạt có thể lấy ra dùng ngay, còn không bạn cũng có thể ngâm thêm nếu trứng chưa thực sự đạt được độ hoàn hảo. Tuy nhiên, thời gian ngâm trứng không được quá 50 ngày.

Bước 5: Rửa trứng

- Cuối cùng, khi trứng đã có được hương vị và kết cấu mong muốn, hãy đưa chúng ra khỏi nước muối và rửa dưới vòi nước mát.

- Lau khô trứng bằng khăn giấy rồi để vào một khay trứng sạch.

- Phần nước muối còn lại bỏ đi.

Cách làm trứng muối tuy không khó nhưng cần tỉ mỉ, chị em hãy thử nhé!

  • YÊU CẦU THÀNH PHẨM

- Trứng chín đều, rắn chắc.

- Lòng đỏ trứng có màu cam đỏ.

- Trứng có vị mặn, bùi và không tanh.

- Với trứng muối sống, có thể bảo quản trong tủ lạnh đến 1 tháng, còn với trứng muối chín thì có thể bảo quản trong 1 tuần.

Trứng muối có thể chế biến với các món ăn khác như tôm rang trứng muối, đậu phụ tẩm trứng muối chiên, nấu cháo hoặc làm nhân bánh trung thu...

Những tác dụng của trứng muối mà bạn cần biết

Phòng và điều trị xơ vữa động mạch

Một số chuyên gia ở Mỹ đã tiến hành một số thử nghiệm về việc phòng và điều trị chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh khá phổ biến những năm gần đầy. Trong quá trình nghiên cứu các chuyên gia đã chia các đối tượng có nồng độ Cholesterol trong máu cao thành 2 nhóm: 1 nhóm thực hiện chế độ ăn uống bình thường và nhóm còn lại sử dụng thêm một quả trứng vào các bữa ăn hằng ngày. Sau 1 tháng thử nghiệm, kết quả cho thấy nồng độ Cholesterol có trong máu của nhóm có ăn trứng không chỉ không tăng mà còn có dấu hiệu giảm nhẹ.

Một cuộc nghiên cứu mở rộng khác được đưa ra và tiến hành trong 6 năm, nghiên cứu này thăm dò thói quen ăn uống của hơn 800 ngàn người để đánh giá về những tác dụng của trứng đem lại. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trứng có chứa một lượng lớn lecithin, chất này có khả năng loại bỏ đi Cholesterol làm cho lượng Cholesterol và các hạt chất béo trong máu giảm đi. Quá trình này nếu được duy trì một cách đều đặn sẽ làm cho các hạt chất béo và Cholesterol trong máu không bị lắng đọng, duy trì khả năng tuần hoàn của máu từ đó giúp hạn chế và điều trị chứng xơ vữa động mạch. Chính vì thế các bạn nên giữ thói quen ăn trứng hoặc trứng muối thường xuyên nhưng không quá độ.

Tác dụng của trứng muối cho não bộ

Vi chất lecithin và sắc tố vàng ( vitellolutein) có trong lòng đỏ trứng rất có ích cho sự phát triển của não bộ thần kinh. Sau khi cơ thể hấp thu lecithin có trong trứng sẽ giúp giải phóng choline giúp cải thiện trí nhớ ( Cho mọi lứa tuổi).

Tác dụng của trứng muối giúp phòng ngừa các bệnh về mắt

Chất Lutein và zeaxanthol có trong trứng có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, thêm vào đó là tác dụng của Superxide Dismutase giúp làm giảm mức độ thoái hóa của điểm vàng và đục thủy tinh thể của mắt.

 Tác dụng của trứng muối đối với gan

Cơ thể rất dễ hấp thu protein có trong trứng nên việc ăn trứng thường xuyên có thể làm tăng lượng protein trong huyết tương giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của các cơ quan miễn dịch, việc này có tác dụng rất lớn đến khả năng khôi phục các tế bào gan bị tổn thương. Chất lecithin có trong trứng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo gan.

Tác dụng của trứng muối giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Các chuyên gia nghiên cứu ở Đài Loan cho rằng, hầu hết các chất gây ra ung thư khi bị phân giải trong cơ thể cần có sự tham gia của Vitamin B2, nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ Vitamin B2 sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn tiến hành một số thí nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột thiếu Vitamin B2 nếu được trộn Aflatoxin trong thức ăn liền có khả mắc bệnh ung thu gan sau 5 tháng. Ngược lại, những con chuột được cung cấp thêm Vitamin B2 hoặc trứng trong khẩu phần ăn có chứa Aflatoxin thì không mắc bệnh ung thư. Qua nghiên cứu này cho thấy, Vitamin B2 rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư và trứng muối là một trong những nguồn cung cấp Vitamin B2 tốt nhất. 

Tác giả: Thu