Tình trạng lừa đảo công nghệ cao ngày càng tinh vi
Những năm gần đây, tình trạng lừa đảo công nghệ cao ngày càng phổ biến. Cơ quan công an và các ngân hàng liên tục đưa ra các cảnh báo với người dân, nhưng với sự "muôn hình vạn trạng" của các thủ đoạn khác nhau, nhiều người dân vẫn "sập bẫy".
Có nạn nhân vì thiếu cảnh giác, đã tự chuyển khoản cho kẻ lừa đảo giả mạo người thân (cuộc gọi video deepfake), giả mạo người bán/mua hàng online (làm giả biên lai chuyển tiền), giả mạo cán bộ tư pháp (chuyển khoản chứng minh vô tội), giả mạo nhân viên viễn thông (thông báo nợ cước)...
Nguy hiểm hơn, có những nạn nhân chỉ vô tình truy cập vào đường liên kết lạ, cài phần mềm lạ, mà sau đó không hề thao tác rút tiền, chuyển khoản nhưng vẫn mất sạch tiền. Đó chính là hình thức lừa đảo chiếm quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android...
Theo kết quả điều tra những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân thời gian qua, có đến 99% vụ việc là không để lại dấu vết của bọn tội phạm. Vì tiền được chuyển đến những tài khoản được thuê, mượn mua bán sau đó được chuyển ra tài khoản khác. Việc truy tìm đối tượng lừa đảo rất khó khăn.
Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt
Theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.
Thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet (Internet Banking, Mobile Banking).
Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản Vn-eID hoặc dữ liệu sinh trắc học - lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất.
Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, thời gian áp dụng các quy định tại Quyết định này kể từ ngày 1/1/2025.
Lợi ích rõ rệt của việc xác thực bằng khuôn mặt khi chuyển tiền
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, từ ngày 1/7, chuyển tiền bằng phương thức điện tử trên 10 triệu đồng/giao dịch phải xác thực khuôn mặt theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước ban hành tháng 12/2023, mục đích là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện.
Theo đó, từ ngày 1/7, chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần xác thực bằng mã OTP. Với chuyển tiền trên 10 triệu đồng, bên cạnh xác thực bình thường như hiện nay, người thực hiện giao dịch còn phải xác thực khuôn mặt. Mục đích là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện. Ngân hàng Nhà nước quy định tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.
“Từ 1/7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của bọn lừa đảo rồi thì cũng có thể lấy lại tiền. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip”, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết.
Làm rõ hơn về quy định này, ông Tuấn cho biết quy định chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền thông thường, không áp dụng với các giao dịch thanh toán mà ở đó bên nhận tiền đã là điểm đến rõ ràng.
“Tất cả các giao dịch thanh toán mà các đơn vị chấp nhận thanh toán, các tổ chức tín dụng, các trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học.
Ví dụ thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, thanh toán phí giao thông,... tất cả những giao dịch có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu phải xác thực sinh trắc học”, ông Tuấn nói.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở có dễ không? Hướng dẫn cách làm chi tiết
-
Trứng gà bán 20 nghìn đồng/10 quả, nguồn gốc ở đâu sao lại rẻ như vậy?
-
Nuôi gà theo ‘cách lạ’, anh nông dân thu lãi cả trăm triệu mỗi năm
-
Từ 1/4/2024: 7 trường hợp cần đi đổi Giấy Đăng Ký xe: Cố tình giữ lại bị phạt từ 3-6 triệu đồng
-
Ai sẽ được tăng lương hưu khi Cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024?