Khai bút đầu xuân nhớ chọn đúng "giờ vàng" này để cả năm may mắn, vạn sự hanh thông

( PHUNUTODAY ) - Khai bút đầu năm tuy không phải là nghi lễ bắt buộc trong dịp Tết nhưng hàng năm, nhiều người, nhất là học trò lại mang bút, giấy ra "khai bút" để cầu mong những điều may mắn tốt lành.

1. Chọn giờ khai bút chuẩn nhất

Thời khắc giao thừa – Thời khắc khai bút thiêng liêng nhất

Giao thừa đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa mùa cũ và mùa mới, tạm biệt nỗi buồn và chào đón niềm vui. Chính vì ý nghĩa này, hầu hết các bạn học sinh đều chờ thời điểm pháo hoa điểm sáng trên bầu trời để ngồi vào bàn học khai bút đầu xuân. Có bạn làm thơ, có bạn giải toán, có bạn viết nên dự định… Những nguyện vọng này nhất định sẽ thành hiện thực.

Chọn giờ khai bút theo tuổi của bạn

Bạn sinh năm 2004, bạn có thể chọn khai bút vào giờ Thân (khoảng từ 15 đến 17 giờ chều). Hoặc, năm nay bạn 18 tuổi, bạn khai bút vào 18h ngày mùng 1 Tết. Hoặc, chỉ đơn giản là bạn cảm thấy mình thường minh mẫn nhất vào giờ nào thì có thể chọn giờ đó để khai bút với mong muốn giờ nào, ngày nào bạn cũng minh mẫn như vậy. Bạn có thể hỏi ông bà, bố mẹ hoặc có thể nhờ Google tìm kiếm giờ hợp tuổi, hợp mệnh của mình nhé!

Chọn giờ khai bút theo ngày, giờ sinh của bạn

Giờ sinh – thời khắc bạn cất tiếng khóc chào đời là thời khắc kì diệu. Việc bạn sinh ra chính là một may mắn lớn nhất của gia đình và của chính bạn. Không có lí do gì bạn không chọn giờ này để khai bút đầu xuân để may mắn ấy được viết tiếp.

2. Khai bút đầu xuân nên viết chữ gì thì tốt?

Thời xưa, các ông đồ, các nho sĩ thường chuộng viết lên giấy đỏ những câu đối hay, những chữ mang ước vọng về một năm mới tốt lành.

Thời nay, khai bút đầu xuân có thể bắt đầu bằng một vài câu thơ ngẫu hứng trong không khí háo hức chào đón tết đến xuân về với nhiều điều may mắn. Cũng có những người thích khai bút bằng những lời chúc đơn giản, ý nghĩa dành tặng bản thân, tặng cho gia đình hoặc người thân.

Đôi khi việc khai bút cũng có thể chỉ là vài dòng ghi họ tên của mình và một vài điều ước, gửi gắm mong muốn của bản thân trong từng nét chữ, hi vọng năm mới đạt nhiều thành công hơn. Khai bút đầu xuân không cần quá cầu kỳ câu chữ, chỉ cần người viết thành tâm viết lên những nét chữ cẩn thận là được.

3. Những điều cần lưu ý khi khai bút đầu năm

Trước khi chắp bút viết, các bạn nên nghĩ xem mình nên viết gì, viết về chủ đề gì, nên viết dài hay viết ngắn...

Khi khai bút, nếu đã có chủ đích viết một điều gì đó thì bạn nên hoàn thành trọn vẹn, tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng, giữa đoạn. Theo tâm linh, điều này sẽ thể hiện sự gãy khúc, không tốt trong năm mới.

Khi thực hiện nghi lễ khai bút đầu xuân, tuyệt đối nên tránh sao chép những câu chữ của người khác. Bạn nên viết ra những gì bản thân mình nghĩ ra để nghi lễ này được diễn ra trọn vẹn, đầy ý nghĩa.

Không quá phức tạp mọi chuyện hay cầu kì về mặt câu chữ, chỉ cần bạn thành tâm viết lên những nét chữ của mình cẩn thận, chỉn chu là được.

Tác giả:

Tin nên đọc