Trong khi nhiều người cho rằng mùi cơ thể chủ yếu xuất phát từ mồ hôi hay vệ sinh kém, một chuyên gia dinh dưỡng từ bang New Jersey (Mỹ) mới đây đã chỉ ra: chế độ ăn uống hàng ngày chính là yếu tố âm thầm nhưng đáng kể gây ra mùi cơ thể khó chịu – và thủ phạm không chỉ là tỏi như nhiều người vẫn nghĩ.
Chuyên gia dinh dưỡng Erin Palinski-Wade cho biết, một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi mùi cơ thể thông qua các phản ứng sinh hóa trong quá trình chuyển hóa và bài tiết. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm được cảnh báo là có khả năng gây mùi nặng, nhất là khi tiêu thụ thường xuyên.
1. Cá biển
Một số loại cá chứa hợp chất choline, khi được cơ thể chuyển hóa sẽ tạo thành trimethylamine – một chất có mùi tanh đặc trưng. Hợp chất này sẽ được bài tiết qua mồ hôi và hơi thở, khiến cơ thể có mùi khó chịu.
Tình trạng này còn được gọi là “hội chứng mùi cá” (fish odor syndrome), tuy nhiên rất hiếm gặp, theo thông tin từ Cleveland Clinic, chỉ ảnh hưởng đến vài trăm người trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, người gặp phải rối loạn chuyển hóa này không chỉ có mùi sau khi ăn cá mà còn khi tiêu thụ các loại thực phẩm khác như đậu, súp lơ, bông cải xanh, đậu nành…
2. Các loại rau họ cải
Mặc dù bông cải xanh, cải bắp, cải Brussels, súp lơ là những thực phẩm giàu dưỡng chất và chất xơ, nhưng chúng lại chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, khi phân giải sẽ sinh ra axit sulfuric – một chất có mùi khó chịu, dễ phát tán qua mồ hôi, hơi thở và khí trong đường tiêu hóa.
Với những người có cơ địa nhạy cảm, việc ăn nhiều rau họ cải có thể khiến mùi cơ thể trở nên nặng hơn, đặc biệt trong thời tiết nóng bức hoặc sau khi vận động nhiều.
3. Gia vị đậm mùi
Các loại gia vị như cà ri, thì là, hạt thìa là, cùng nhiều món ăn cay nồng khác có chứa hợp chất bay hơi. Sau khi được tiêu hóa, những hợp chất này đi vào máu và được bài tiết qua tuyến mồ hôi, gây ra mùi đặc trưng kéo dài trên cơ thể.
Bên cạnh đó, những hợp chất chứa lưu huỳnh hoặc chất chuyển hóa mạnh có thể phản ứng với vi khuẩn trên da, dẫn đến mùi hôi nồng, khó kiểm soát.
4. Thịt đỏ
Theo chuyên gia Palinski-Wade, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể khiến cơ thể phát ra mùi mạnh hơn. Nguyên nhân là do protein từ thịt đỏ khi phân giải sẽ tương tác với vi khuẩn trên bề mặt da, sinh ra các hợp chất gây mùi.
Mồ hôi tiết ra sau khi ăn thịt đỏ thường có mùi nồng và lâu tan hơn so với các thực phẩm khác.
Mỗi người phản ứng khác nhau
Chuyên gia nhấn mạnh rằng không phải ai ăn những thực phẩm trên cũng gặp tình trạng cơ thể bốc mùi. Cơ địa, yếu tố di truyền, tình trạng vi sinh đường ruột và mức độ chuyển hóa của mỗi người đều ảnh hưởng đến phản ứng cơ thể với từng loại thực phẩm.
Cách giảm mùi cơ thể từ thực phẩm:
Hạn chế thực phẩm nhiều lưu huỳnh (như rau họ cải, thịt đỏ, trứng…)
Giảm lượng thịt đỏ và thực phẩm quá cay, nhiều gia vị
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, và bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotics)
Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ bài tiết và điều hòa mồ hôi
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa đều đặn, tập thể dục thường xuyên, giảm stress và ngủ đủ giấc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mùi cơ thể dễ chịu và đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Tác giả: Minh Khuê
-
6 lợi ích vàng cho sức khỏe từ cà phê mà bạn nên biết ngay hôm nay
-
Gặp 5 loại cá này ngoài chợ đừng bỏ lỡ: Ngon, bổ, sạch, bắt tự nhiên 100%
-
Lấy lá đinh lăng đun nước uống, cơ thể nhận được lợi ích gì?
-
Cảnh báo 6 thói quen mùa hè dễ gây đột quỵ, rất nhiều người Việt vẫn vô tư mắc
-
Loài cây dại người Việt chỉ ăn lá, 90% không biết rễ mới là 'mỏ vàng'